- Theo RFI
Hội nghị Trung ương 5 Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) sau vài ngày yên ắng khai mạc, hôm 29/10 đã đưa ra thông cáo như thông lệ trước đây, trước tiên là tổng kết thành tựu đạt được dưới sự lãnh đạo của hạt nhân Tập Cận Bình. Thông tin liên quan đến ông Tập nắm quyền lâu dài cũng không được công khai, Đài Phát thanh Quốc tế Pháp (RFI) cho rằng, ông Tập muốn nắm quyền trường kỳ nhưng lại không tiện nói rõ.
Hôm 30/10, Đài RFI đăng bài viết tiết lộ, trong thông báo của Hội nghị Trung ương 5 ĐCSTQ có một điểm thu hút sự chú ý của các nhà quán sát. Đó chính là Hội nghị Trung ương 5 đã phá cách đề xuất mục tiêu viễn cảnh 2035. Mục tiêu rất mê người. Nhưng trong viễn cảnh có một câu khiến người ta phải suy nghĩ nhiều, đến năm 2035, Trung Quốc sẽ “cơ bản trở thành quốc gia pháp trị, chính phủ pháp trị, xã hội pháp trị”. Đây không phải là nhận lỗi rằng chính phủ hiện tại không phải là một “chính phủ pháp trị”, xã hội hiện tại không phải là “xã hội pháp trị”, Trung Quốc hiện tại càng không đáng nói đến là một “quốc gia pháp trị” sao?
Bài viết cho rằng, thông cáo của Hội nghị Trung ương 5 đề xuất một viễn cảnh Trung Quốc pháp trị, rốt cuộc là muốn nói gì? Viễn cảnh này nói về một câu chuyện “Trung Quốc mỹ lệ” đầy cuốn hút, thực hiện hoặc không thể thực hiện thì phải chờ sau 15 năm nữa rồi mới lại nói tiếp, nhưng không ít chuyên gia về vấn đề Trung Quốc cho rằng, bên dưới mục tiêu thực hiện hiện đại hóa cơ bản vào năm 2035, có thể che giấu mục tiêu viễn cảnh của cá nhân ông Tập Cận Bình, đó là muốn chấp chính trường kỳ.
Đoạn kết của thông cáo Hội nghị Trung ương 5 nhắc lại: “Thực hiện kế hoạch ‘5 năm lần thứ 14’ và mục tiêu viễn cảnh 2035, cần phải kiên trì sự lãnh đạo toàn diện của đảng”. RFI cho biết, cũng tức là nói dù đến năm 2035, ngày mà “Trung Quốc mỹ lệ” trong mắt của ông Tập Cận Bình được hiện thực hóa, thì Trung Quốc vẫn là một quốc gia do đảng cai trị, một quốc gia độc đảng chuyên chính. Còn câu cuối cùng trong thông cáo yêu cầu toàn đảng, nhân dân các dân tộc trên cả nước đoàn kết chặt chẽ xung quanh trung ương đảng lấy đồng chí Tập Cận Bình làm nòng cốt, giành được thắng lợi trong xây dựng hiện đại hóa quốc gia theo chủ nghĩa xã hội toàn diện, điều này càng chỉ ra rằng quốc gia (Trung Quốc) này không chỉ là quốc gia đảng, mà là “thiên hạ của Tập”, Tập Cận Bình một mình độc tài.
Có nhà quan sát chỉ ra, ông Tập Cận Bình thông qua sửa đổi hiến pháp, loại bỏ giới hạn nhiệm kỳ chủ tịch nước, đặt nền tảng cho bản thân chấp chính trường kỳ. Tuy nhiên, dù là Trung ương ĐCSTQ hay là bản thân ông Tập Cận Bình, cũng đều chưa bao giờ nói một cách chính diện về chỗ tốt khi ông Tập Cận Bình chấp chính trường kỳ, mà là thông qua các phương thức, từng bước từng bước tăng cường một loại nhận thức nào đó, bộ máy tuyên truyền của ĐCSTQ cũng hoạt động toàn lực, để tuyên truyền trên khắp Trung Quốc một chuyện thần thoại về lãnh tụ vĩ đại.
Trước Hội nghị Trung ương 5 của ĐCSTQ, hôm 22/10, tạp chí Thời Đại số Trung Quốc công bố một chỉ lệnh tuyên truyền Hội nghị Trung ương 5 của cơ quan chủ quản tuyên truyền gửi cho truyền thông. Chỉ lệnh đưa ra yêu cầu chi tiết dị thường về việc quản lý kiểm soát tuyên truyền trên mạng: Bao gồm không được “sao tác các thông tin về đấu đá nội bộ ở cao tầng, bố cục nhân sự Đại hội 20, ban lãnh đạo khóa tiếp theo, xác lập người kế nhiệm”, “công kích, châm biếm lãnh đạo và thông tin có hại về các bài phát biểu quan trọng”, phòng ngừa nghiêm ngặt các tin đồn chính trị nhắm vào lãnh đạo quốc gia, v.v.
Bài viết của RFI chỉ ra, quyền lực của ông Tập lớn như thế, vì sao lại sợ hãi những nội dung nghị luận này trên mạng? Chủ yếu là sau khi Đặng Tiểu Bình loại bỏ chế độ trọn đời đối với lãnh đạo quốc gia, thì Tập Cận Bình trong những năm 20 của thế kỷ 21 lại muốn chấp chính trường kỳ. Mặc dù trong nội bộ ĐCSTQ cũng tồn tại vấn đề nhận thức “tính hợp pháp”, hiện tại ông Tập và thân tín của ông ta đang tìm kiếm một lý do để ông ta chấp chính trường kỳ. Chuẩn bị sẵn những lý do để phá lệ cho ông Tập kéo dài thời gian chấp chính tại Đại hội 20 ĐCSTQ, chỉ cần thuận lợi tiếp tục nắm quyền lực tại Đại hội 20, thì nắm quyền về sau cũng sẽ hợp lý.
Trước Hội nghị Trung ương 5, ngoại giới chú ý một điểm quan trọng chính là vấn đề ông Tập Cận Bình nắm quyền trường kỳ.
Ngày 6/8, biên tập viên kỳ cựu Katsuji Nakazawa của tờ Nikkei Asian Review tại Nhật Bản đã có bài phân tích nói, theo thông báo chính thức Hội nghị Trung ương 5 thảo luận kế hoạch “5 năm lần thứ 14” từ năm 2021 – 2125, và cái gọi là “mục tiêu viễn cảnh 2035”, điều này lộ ra ý đồ ông Tập Cận Bình muốn nắm quyền lực đến năm 2035. Đến lúc đó, ông ta sẽ 82 tuổi, còn Mao Trạch Đông thống trị Trung Quốc đến chết cũng vừa đúng 82 tuổi.
Nhà bình luận chính trị Ngô Tộ Lai thậm chí còn nói trên Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) rằng, Hội nghị Trung ương 5 ẩn chứa ý đồ ông Tập Cận Bình muốn chấp chính đến năm 2035, khống chế trực tiếp chính quyền này đến năm 2035, sau đó buông rèm chấp chính đến 2049. Đồng thời cũng chỉ ra rằng đây là kế hoạch to lớn và bố cục to lớn.
Những thông tin liên quan đến ông Tập Cận Bình nắm quyền trường kỳ không được đề cập đến trong thông cáo hội nghị. Và trong thông cáo hội nghị của ĐCSTQ cũng không thể lộ những thông tin này này. Nhưng chí ít thông cáo của Hội nghị Trung ương 5 cũng không tiết lộ bất cứ thông tin nào liên quan đến người kế nhiệm của ông Tập Cận Bình.
Bài viết của RFI cho rằng, cùng với sắp đến thời điểm diễn ra Đại hội 20 ĐCSTQ, và khởi động tiến trình chấp chính trường kỳ của ông Tập Cận Bình, cơ quan tuyên truyền của ĐCSTQ cũng càng cần kiểm soát các loại “tin đồn chính trị” liên quan đến người kế nhiệm, phe Tập, đấu đá nội bộ, và cả bố cục nhân sự Đại hội 20.
Tuy nhiên, dù ông Tập có thể có bố cục sâu sắc cho việc chấp chính trường kỳ, nhưng bước vào năm 2020 đến nay, viêm phổi Vũ Hán hoành hành toàn cầu, đã khiến cho chính quyền ĐCSTQ đang không ổn định lại tiếp tục rơi vào khó khăn. Bên ngoài đối mặt với sự truy cứu trách nhiệm toàn cầu, bên trong thì đấu đá nội bộ kịch liệt, khủng hoảng kinh tế, đời sống người dân khó khăn. Đặc biệt là từ những người nổi tiếng cho đến “hồng nhị đại” đều liên tiếp biểu đạt bất mãn với ông Tập, khiến cho ông Tập Cận Bình và chính quyền ĐCSTQ rơi vào tình trạng tràn ngập nguy cơ. Còn ông Tập được cư dân mạng gọi là “tổng gia tốc sư”, với ngụ ý ông là người đẩy nhanh tốc độ diệt vong của ĐCSTQ.
Ngoại giới cho rằng, nếu ông Tập có ý đồ chấp chính trường kỳ hoặc nắm quyền trọn đời, vậy thì mục tiêu này thực sự không phải là bình thường.
Theo RFI