ĐCSTQ đóng vai trò gì trong cuộc xung đột Palestine-Israel?

Phụng Minh

Palestinian firefighters search urgently for survivors and bodies under the rubble after an intensive civilian bombardment of Gaza City, 16 May 2021. – Israel pummelled the Gaza Strip with air strikes, killing 10 members of an extended family and demolishing a building housing international media outlets, as Palestinian militants fired back barrages of rockets. (Photo by MOHAMMED ABED / AFP)

Gần đây, xung đột quân sự giữa Israel và Hamas không ngừng leo thang, cộng đồng quốc tế đều mong đợi “cuộc chiến” này sẽ sớm lắng dịu xuống để giảm thiểu thương vong. Trong khi chính phủ các nước đang tiến hành nhiều cuộc hòa giải ngoại giao khác nhau để giảm bớt căng thẳng quân sự giữa Bờ Tây và Dải Gaza, thì chính quyền Trung Quốc lại có hành động khác thường. Điều này khiến người ta phải đặt câu hỏi về động cơ và vai trò ẩn giấu của ĐCSTQ trong vụ việc này.

Dưới đây là một số phân tích của chuyên gia Dương Uy về vấn đề nóng bỏng hiện nay.

Ngày 7/5, sau cuộc đụng độ giữa người Palestine và cảnh sát Israel tại Nhà thờ Hồi giáo Al Aqsa ở Jerusalem, Hamas bắt đầu bắn một số lượng lớn tên lửa vào Israel, và Israel sau đó đã tiến hành một cuộc không kích nhắm vào Hamas.

Trước cuộc tấn công quân sự ở Trung Đông, Ngoại trưởng Antony Blinken đã yêu cầu Phó Trợ lý Ngoại trưởng Hady Amr đến khu vực ngay lập tức để gặp các nhà lãnh đạo Israel và Palestine làm công tác hòa giải.

Ngoại trưởng Antony Blinken khẳng định: “Mỹ vẫn cam kết với giải pháp hai nhà nước, nhưng tình trạng bạo lực hiện tại đang có nguy cơ khiến chúng ta rời xa mục tiêu đó. Chúng tôi hoàn toàn ủng hộ quyền tự vệ chính đáng của Israel. Chúng tôi đã lên án và tôi tiếp tục lên án các vụ tấn công bằng rốc-két với những ngôn từ mạnh nhất có thể. Chúng tôi tin rằng người Palestine và người Israel đều xứng đáng được sống trong an toàn và an ninh như nhau. Chúng tôi sẽ tiếp tục hợp tác với Israel, Palestine, các đối tác khu vực khác để hối thúc giảm leo thang căng thẳng và mang đến sự yên ổn”.

Đặc phái viên của Liên hợp quốc về Hòa bình Trung Đông tuyên bố rằng cái giá phải trả của cuộc chiến ở Gaza là rất tàn khốc, cần ngay lập tức ngừng bắn.

Tổng thống Pháp Macron cũng đã điện đàm với nhà lãnh đạo Palestine,  Abbas và lên án mạnh mẽ Hamas cùng các tổ chức khủng bố khác vì đã bắn phá Israel. Sau đó, ông quyết định cấm các cuộc biểu tình ở Paris ủng hộ Palestine để ngăn chặn tình trạng hỗn loạn trong trật tự công cộng.

Thủ tướng Canada – Justin Trudeau tuyên bố rằng: “các cuộc tấn công bằng tên lửa của Hamas là hoàn toàn không thể chấp nhận được… bạo lực và các cuộc tấn công phải được dừng lại ngay lập tức”.

Bộ trưởng Ngoại giao Đức – Heiko Maas đã lên án các cuộc tấn công của Hamas nhằm vào Israel, hành động này “không thể khoan nhượng hay chấp nhận”, các cuộc tấn công bằng tên lửa phải dừng lại.

Ngoại trưởng Anh Dominic Raab đã nói chuyện qua điện thoại với Bộ trưởng Ngoại giao Riyad al-Maliki và Thủ tướng của Palestine rằng: “Chúng tôi lo lắng về cái chết của dân thường ở hai bên… chúng tôi kêu gọi bình tĩnh và chấm dứt cuộc tấn công tên lửa của Hamas, cũng như sự leo thang bạo lực của hai bên”.

Ngày 15/5, Tổng thống Biden đã có cuộc điện đàm với các nhà lãnh đạo Israel và Palestine, hy vọng rằng Jerusalem sẽ đạt được sự chung sống hòa bình giữa những người thuộc mọi tín ngưỡng và nguồn gốc. Ông nhấn mạnh rằng, Hamas cần ngừng phóng tên lửa vào Israel.

Ông Biden cho rằng giải pháp tốt nhất để giải quyết xung đột Palestine-Israel là hai nước đàm phán một cách công bằng và lâu dài, đồng thời quyết định nối lại hỗ trợ kinh tế và nhân đạo cho người dân Palestine. Ông cũng nhấn mạnh sự ủng hộ mạnh mẽ của mình đối với quyền tự vệ của Israel và lên án các cuộc tấn công vào các thành phố và thị trấn của Israel. Đồng thời, các nhà ngoại giao của các nước Ả Rập cũng đang thúc đẩy các nỗ lực ngoại giao nhằm khôi phục hòa bình.

Nói chung, phản ứng của các nước phương Tây về cơ bản là giống nhau. Tuy nhiên, thái độ của chính quyền Trung Quốc đối với việc này lại rất khác.

Vào ngày xảy ra xung đột nhà thờ Hồi giáo giữa Israel và Palestine, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị không ngừng nói về “chủ nghĩa đa phương” trong một cuộc họp video của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, tiếp tục tuyên bố rằng các quy tắc quốc tế nên được “tạo ra bởi tất cả mọi người, không phải bằng sáng chế và đặc quyền của một vài quốc gia”, đặc biệt, ông nói “năm nay là kỷ niệm 100 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc”, “hãy cùng nhau thúc đẩy việc tổ chức lại Liên hợp quốc và bắt đầu lại, cùng nhau xây dựng một cộng đồng với một tương lai chung cho nhân loại!”

Sau xung đột Palestine-Israel, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã họp kín vào ngày 12/5, nhưng không đưa ra tuyên bố nên không có sự đồng thuận. Trong khi các quốc gia khác “bận bịu” làm công tác ngoại giao hòa giải trung gian ở Trung Đông, thì Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị “bận” họp với các ngoại trưởng của 5 nước Trung Á. Sau đó, ông dường như không có việc gì làm và tiếp tục nói chuyện với Bộ trưởng Ngoại giao Pakistan.

Ngày 14/5, Tân Hoa xã đưa tin “Bộ Ngoại giao cảnh báo Mỹ: Tính mạng của người Hồi giáo Palestine cũng quý giá”. ĐCSTQ thực sự không thể làm gì nhiều để ngăn chặn xung đột Palestine-Israel, cũng như không thực sự chú ý đến các nạn nhân của cuộc xung đột Palestine-Israel, mà thay vào đó, ĐCSTQ nhân cơ hội để đưa đẩy trách nhiệm cho Hoa Kỳ.

ĐCSTQ không lên án các cuộc tấn công bằng tên lửa do Hamas kích động, không đề cập đến cái chết và bị thương của người Israel, và không cho rằng Israel có quyền được tự vệ. Thông qua vấn đề nhân quyền ở Tân Cương, ĐCSTQ chỉ đề cập đến “cuộc sống của người Hồi giáo Palestine”. Tuyên bố gián tiếp này thực sự cho thấy sự ủng hộ của ĐCSTQ đối với tổ chức khủng bố Hamas.

Ngày 15/5, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã có cuộc điện đàm với Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Pakistan và trực tiếp tiết lộ lập trường của mình: “Nguyên nhân sâu xa khiến tình hình xấu đi là do vấn đề Palestine đã không được giải quyết một cách công bằng trong một thời gian dài… Hoàn cảnh của người dân Palestine càng thêm sâu sắc… Nếu vấn đề Palestine không được giải quyết vào một ngày không xa, Palestine-Israel và Trung Đông sẽ không thể đạt được hòa bình thực sự… Trung Quốc sẽ tiếp tục kiên quyết ủng hộ người dân Palestine trong nỗ lực khôi phục các quyền quốc gia của họ”.

Vương Nghị cũng nói rằng “dừng bắn và ngừng bạo lực”, nhưng ông vẫn không lên án Hamas trong việc đi đầu kích hoạt cuộc tấn công quân sự, mà giống như đang khích lệ Hamas.

Ngày 16/5, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã thảo luận lại, theo quan điểm hiện tại của chính quyền Trung Quốc thì kết quả không mấy lạc quan. Với tư cách là chủ tịch luân phiên của Hội đồng Bảo an trong tháng này, ĐCSTQ lần đầu tiên công khai tranh giành quyền bá chủ tại Liên Hợp Quốc, nhưng lại không có hành động nào để giảm bớt căng thẳng xung đột giữa  Palestine-Israel, không có đầy đủ các kỹ năng giao tiếp với các quốc gia khác, thậm chí còn sự lệch lạc nghiêm trọng so với lập trường công bằng, và sử dụng đây như một chiến trường chống lại Hoa Kỳ và các nước phương Tây.

Vậy thì ĐCSTQ đóng vai trò gì trong cuộc xung đột leo thang ở Trung Đông?

Trong những năm qua, Hamas thường xuyên thực hiện các cuộc tấn công vũ trang vào Israel, bao gồm cả các vụ đánh bom liều chết. Nó đã bị Israel và các nước phương Tây coi là một tổ chức khủng bố. Tuy nhiên, ĐCSTQ không những không lên án những hành động bạo lực của Hamas, mà còn tiếp tục ủng hộ người dân Palestine.

Israel và Palestine đã xung đột trong một thời gian dài, nhưng ĐCSTQ chỉ lặp lại những tuyên bố tương tự. Họ lợi dụng xung đột mới nhất giữa Israel-Palestine để chỉ trích phương Tây theo hướng “phớt lờ nỗi đau khổ” của người Hồi giáo ở Gaza.

“Điều chúng tôi có thể cảm nhận được là Mỹ luôn nói rằng họ quan tâm đến nhân quyền của người Hồi giáo… nhưng thực chất họ đã phớt lờ những nỗi đau khổ của người dân Palestine” – Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh tuyên bố.

Hầu hết các nước hy vọng rằng xung đột Palestine-Israel sẽ lắng dịu, nhưng ĐCSTQ thực sự đang khuyến khích Hamas tiếp tục các cuộc tấn công của mình. Hamas đã dẫn đầu trong cuộc tấn công này, một cuộc tấn công quy mô và liên tục chưa từng có. Người ta nghi ngờ rằng, liệu ĐCSTQ có đứng sau hậu trường hay không?

Bề ngoài, ĐCSTQ đang đối đầu với Hoa Kỳ, nhưng họ biết rằng sức mạnh của mình là không đủ. Việc quân đội Mỹ rút khỏi Trung Đông và tăng cường triển khai ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương khiến ĐCSTQ cảm thấy bối rối. 

Trước đây, ĐCSTQ có thể đã tính đến sự giúp đỡ của Nga và Putin thực sự đã nắm giữ biên giới của Ukraine, nhưng ngay sau đó đã rút quân, đặt ĐCSTQ một mình lên vị trí dẫn đầu trong cuộc đối đầu với Mỹ. Sắp tới, các nhà lãnh đạo Mỹ và Nga sẽ tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh vào tháng 6. ĐCSTQ có thể đã tin tưởng Iran sẽ phá vỡ tình hình ở Trung Đông, nhưng Mỹ và Iran lại đang đàm phán. Nếu Iran có được một con bài thương lượng tốt, thì đương nhiên họ sẵn sàng đạt được thỏa thuận với Mỹ và các tính toán của ĐCSTQ có thể thất bại. Họ cũng khuyến khích Triều Tiên gây sự, nhưng Hoa Kỳ cũng mở rộng sự hòa bình cho Triều Tiên, gần đây, Kim Jong Un dường như không gây ra nhiều rắc rối.

Như vậy, đối với ĐCSTQ mà nói, thật khó để đánh lạc hướng được Mỹ. Chính vì vậy, việc truyền cảm hứng cho Hamas kích động chiến tranh về cơ bản phù hợp với cách tiếp cận nhất quán của ĐCSTQ. Nó vừa có thể khiến Hoa Kỳ mất tập trung, vừa nhân cơ hội để chống lại Hoa Kỳ và Liên hợp quốc. Trong cuộc xung đột giữa Israel và Palestine, lập trường của ĐCSTQ đã quá rõ ràng và phản ứng của họ dường như đang đổ thêm dầu vào lửa.

Ngoài ra, xung đột Israel-Palestine đem lại một tình huống thuận lợi cho Bắc Kinh để đánh lạc hướng sự chú ý của dư luận về vấn đề Tân Cương. Do đó, sẽ không ngạc nhiên nếu ĐCSTQ ủng hộ Hamas để tấn công Israel trong các cuộc giao tranh đang diễn ra.

Related posts