GS Chương Thiên Lượng: ĐCSTQ giữ dân làm ‘con tin’ để mặc cả với Mỹ

Mạn Vũ

Những điều ông Tập muốn đều nằm trong tay của Mỹ. Phía Mỹ muốn nhân đạo, nhưng liệu điều kiện họ đưa ra, ông Tập có đáp ứng? Hay ông sẽ dùng lối tư duy ‘chiến lang’ để làm quân bài mặc cả?

Ngày 21/7, Theo tin tức từ Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, Thứ trưởng bộ ngoại giao là Wendy Sherman sẽ gặp Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị ở Thiên Tân, Trung Quốc. Điều này thật kỳ lạ…

Kỳ lạ ở chỗ nào?

Thứ nhất, trước đó là ngày 16/7, tờ Financial Times của Anh đưa tin rằng, lý do khiến Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Wendy Sherman huỷ chuyến thăm Trung Quốc là vì Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) từ chối để bà gặp Lạc Ngọc Thành – Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Đại lục. ĐCSTQ chỉ đồng ý cho bà Sherman gặp Tạ Phong – người mới nhậm chức Thứ trưởng phụ trách các vấn đề Hoa Kỳ. 

Đây rõ ràng là sự sắp xếp mang tính ‘sỉ nhục’, vậy nên Hoa Kỳ đã hủy chuyến thăm Thiên Tân – Trung Quốc của bà Sherman. 

Thứ hai, Mỹ đã huỷ chuyến thăm của bà Sherman đến Thiên Tân vì giữa bà và Tạ Phong ‘không cùng đẳng cấp’, nhưng lần này phía ĐCSTQ lại cử… Vương Nghị – Bộ trưởng Ngoại giao để gặp. Cho nên ngày 21/7 phía Mỹ mới nối lại đàm phán cấp cao. 

Nếu so sánh, thì Vương Nghị ngang cấp với Ngoại trưởng Blinken, trong khi bà Sherman chỉ là nhân vật thứ hai. Tức là phía ĐCSTQ phái người cấp cao hơn cả Lạc Ngọc Thành.

Người am hiểu về chính trị Trung Quốc sẽ biết rằng, vấn đề này không thể do Vương Nghị quyết định. Ngay cả Dương Khiết Trì cũng không dám đưa ra quyết định như vậy. Nếu không, họ sẽ mâu thuẫn với chính sách ngoại giao ‘chiến lang’ của Tập Cận Bình. Vậy nên Vương Nghị gặp bà Wendy Sherman chính là lệnh của Tập Cận Bình. 

Tại sao ông Tập lại ‘cúi mình’? Giải quyết 5 điểm dưới đây chúng ta sẽ có câu trả lời.

Phong cách ông Tập

“Tập Cận Bình luôn là phái đại bàng (1) đối với Mỹ. Trong cuốn ‘Cuộc đọ sức siêu cường: Mối đe doạ về Chiến tranh Lạnh mới giữa Trump và Tập Cận Bình’ xuất bản tháng 9/2020 kể rằng: 

Cuối tháng 4/2019, Tập Cận Bình triệu tập 6 vị Thường uỷ để thảo luận vấn đề của Hiệp định thương mại Mỹ – Trung. Có 3 người phản đối kịch liệt là Lật Chiến Thư, Vương Hỗ Ninh và Hàn Chính. Họ cho rằng nếu nhượng bộ Mỹ quá lớn thì đây thuộc về… Hiệp định bán nước, tương đương với việc đầu hàng. 

7 vị Thường uỷ, trong đó có 3 người phản đối gay gắt, điều này tương đương với việc Tập Cận Bình đứng về bên nào là điều tối quan trọng. Lúc ấy Tập Cận Bình đứng về ‘phe đại bàng’ cùng với 3 vị Thường uỷ nêu trên. Do đó Tập Cận Bình có thái độ thù địch và đối đầu với nước Mỹ”.

Tình hình ngoại giao của ĐCSTQ đang rất tệ hại. Nếu Tập Cận Bình thể hiện sự yếu nhược, đó sẽ là cái cớ cho phe chống ông. Hơn nữa, tình hình nội chính của ĐCSTQ cũng đang có dấu hiệu bất thường, có nguy cơ xảy ra đảo chính. Bằng chứng là việc ông thay Cục trưởng Cục Cảnh vệ Trung ương. Còn lời nói của ông đang mất dần ‘trọng lượng’.

Nội chính của ĐCSTQ và thái độ phía Mỹ đối với Tập Cận Bình 

“Chúng ta đều biết rằng nhiều nhà lãnh đạo hàng đầu của Trung Quốc tự hào vì có thể thiết lập mối quan hệ tốt đẹp với Hoa Kỳ. Do đó lời nói của những lãnh đạo này có ‘phân lượng’ hơn trong Cục chính trị ĐCSTQ. Nhưng hiện tại quan hệ Trung – Mỹ đang rất tệ, ngay cả khi Tập Cận Bình có mối quan hệ tốt đẹp với Hoa Kỳ, thì đó không còn là ‘điểm cộng’ trong ĐCSTQ nữa. 

Hiện nay Tập Cận Bình chắc chắn đang phải đối mặt với rất nhiều áp lực chính trị trong đảng. Có thể thấy rõ điều này qua sự thay đổi Cục trưởng Cục Cảnh vệ Trung ương. 

Cục Cảnh vệ Trung ương chịu trách nhiệm bảo vệ nội bộ ở Trung Nam Hải, Uỷ viên Bộ Chính trị và Thường vụ Bộ Chính trị. Đồng thời nếu một Uỷ viên hoặc Thường uỷ ‘không nghe lời’ thì Tập Cận Bình sẽ ra lệnh cho Cục Cảnh vệ Trung ương lập tức bắt giữ. 

Do đó ai nắm giữ Cục Cảnh vệ Trung ương, người đó có thể khống chế toàn bộ Uỷ viên và Thường vụ Bộ Chính trị. Nói cách khác, Cục Cảnh vệ Trung ương vừa là người bảo vệ vừa là người giám sát các lãnh đạo cao nhất ở Trung Nam Hải. 

Bình thường khi Cục trưởng về hưu thì Phó Cục trưởng lên thay. Nhưng lần này, người Tập Cận Bình điều chuyển vốn không phải là người trong Cục Cảnh vệ Trung ương, mà là Chu Hoằng Húc – Phó Tham mưu trưởng Lục quân Chiến khu phía bắc. 

Chu Hoằng Húc có thể chưa quen với công việc trong Cục cảnh vệ, nhưng bởi vì ông ấy trước đây không ở trong ‘đại nội’, cho nên không có mối quan hệ nào với người trong đó. Không ai biết ông ta, ông ta cũng không biết ai, nên rất khó ‘kéo bè kết phái’. Những người khác không dám hấp tấp phát động đảo chính. 

Chu Hoằng Húc có quân hàm thiếu tướng, mà ai lên chức Cục trưởng Cục Cảnh vệ Trung ương thông thường là Trung tướng. Điều này nghĩa là Tập Cận Bình đã đề bạt ông ấy. Do đó Chu Hoằng Húc cảm động, sau đó sẽ trung thành. Điều này sẽ đảm bảo không có cuộc đảo chính trước Đại hội 20 diễn ra vào năm sau (2022).

Trước cuộc đấu tranh trong nội bộ ĐCSTQ như vậy, liệu người Mỹ có giúp Tập Cận Bình không? Điều này là không thể.

Bởi vì hiện nay người Mỹ rất chống Tập. Đảng Cộng hoà hy vọng ĐCSTQ sẽ sụp đổ, họ thuộc về nhóm chống ĐCSTQ. Còn Đảng Dân chủ, có một nhóm chống ĐCSTQ, nhóm còn lại chống Tập, họ hy vọng giữ được ĐCSTQ nhưng muốn Tập Cận Bình nhanh chóng ra đi. 

Trên thực tế, Lưỡng đảng Hoa Kỳ dù chống hay không chống ĐCSTQ, thì hầu hết đều chống Tập. Vậy thì Tập Cận Bình dựa vào cuộc đàm phán Trung – Mỹ lần này để đạt được ưu thế trong đấu tranh nội bộ đảng là điều không thể”.

Ông Tập muốn Mỹ ‘giơ cao đánh khẽ’, phía Mỹ muốn ĐCSTQ nhân đạo

“Tập Cận Bình hy vọng người Mỹ ủng hộ ông trong đấu tranh nội bộ đảng. Ngoài đó ra ông còn muốn điều gì? 

Đầu tiên là kinh tế. Tập Cận Bình hy vọng nước Mỹ gỡ bỏ thuế quan, mở cửa lĩnh vực công nghệ cao, giải trừ lệnh cấm vận chip, giải phóng Huawei v.v. Những điều này là ông Tập muốn, nhưng phía Mỹ không thể làm. 

Tiếp đến Tập Cận Bình còn mong muốn nước Mỹ hãy… giữ thể diện cho ĐCSTQ. Ví như cho phép phái đại sứ Trung Quốc đến Mỹ, bởi vì hiện tại quan hệ hai bên đang rất lạnh nhạt, thậm chí không có cấp bậc đại sứ trong quan hệ ngoại giao. Hoặc là đừng cho máy bay hạ cánh ở Đài Loan, bởi vì làm thế sẽ khiến ông Tập rất mất mặt. 

Ngoài ra còn có vấn đề trách nhiệm giải trình đối với dịch bệnh, ông Tập hy vọng Hoa Kỳ có thể ‘giơ cao đánh khẽ’. 

Còn phía Mỹ muốn ĐCSTQ nhân đạo với người dân nước mình. 

Trong báo cáo ngắn gọn ngày 19/7, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ là Ned Price đã nói rằng: ’20/7 là kỷ niệm 22 năm ngày ĐCSTQ đàn áp Pháp Luân Công. Hy vọng cuộc đàn áp sẽ dừng lại càng sớm càng tốt’. Ở đây ta thấy phía Mỹ muốn ngừng đàn áp Pháp Luân Công, Tân Cương, Hồng Kông. Họ quan tâm đến vấn đề nhân đạo”.

Đến đây đã thấy được phong cách của ông Tập, nội chính của ĐCSTQ, mong muốn của 2 bên. Với tất cả những thông tin trên, ông Tập sẽ dùng quân bài gì để mặc cả?

Quân bài của ông Tập: lấy người dân làm con tin

“Đối với Tập Cận Bình, ông ấy có thể nhượng bộ lĩnh vực nào trong 3 điều nêu trên? Rất khó để ông Tập nhượng bộ. Thậm chí tôi cho rằng ông Tập còn muốn lấy đoàn thể bị bức hại này làm con tin. 

Ông ấy có thể nói: ‘Nếu bạn không thể gỡ lệnh cấm vận chip, tôi sẽ phạt nặng người sáng lập Apple Daily là Lê Trí Anh, hoặc tăng cường trấn áp những đoàn thể kia’. Ông ấy có thể dùng những việc đó để làm điều kiện giao hoán. Điều này lại phù hợp với tâm thái ‘chiến lang’ của Tập Cận Bình. 

Nhưng phía Mỹ có thể nói: ‘Tôi không nhượng bộ, bạn sẽ tiếp tục đàn áp người dân nước bạn sao? Như vậy bạn chẳng khác gì kẻ bắt cóc người yếu thế để tống tiền’. 

Tôi cho rằng phía Mỹ sẽ không đáp ứng yêu cầu của ông Tập. Bạn sẽ thấy rằng ông Tập muốn được rất nhiều thứ từ phía Mỹ, nhưng trong tay lại không có quân bài nào để giao hoán, đây mới là then chốt của vấn đề. 

Với những điều phân tích ở trên, tôi cho rằng cuộc hội đàm ở Thiên Tân sẽ không đi đến đâu. Hình thế chung của quan hệ Mỹ – Trung trên cơ bản là như vậy”.

(Bài viết tham khảo bài phân tích của Giáo sư Chương Thiên Lượng đăng trên Chính luận thiên hạ ngày 22/7)

Chú thích:

(1) Thông thường một quốc gia có hai phái: phái đại bàng (phái chiến tranh) và phái bồ câu (phái hoà bình). Phái đại bàng muốn dùng chiến tranh để giải quyết vấn đề.

Related posts