Ai đó còn đi mãi trong đời tôi _ Tamar Lê

Trong đời mình, ngoài cha mẹ và gia đình, có những hình bóng đi qua đời mình và đã làm cho cuộc sống tâm linh và tình cảm màu mè sôi động, và khi nhìn lại thì thấy phải tạ ơn người. Đây thường là những người ‘lúc ẩn lúc hiện’, tiềm tàng trong sự phát triển đời sống của mình.

❤️ Lúc xuống Tasmania cho selection interview với đại học, có câu hỏi làm tôi hơi lúng túng: “Nhân vật nào mà đã ảnh hưởng lớn với anh là ai? Tại sao?” Tôi lúng túng… may mà không nói đại tên Sophia Loren hay Marilyn Monroe. Tôi liền nói tên thầy Trần Bích Lan (Nguyên Sa) và lý do là thầy biết cách thi vị hoá lý thuyết triết lý làm học trò mê say.

❤️ Nói về triết lý, thì tôi phải nhắc đến Phạm Công Thiện (PCT). ông giỏi trong nhiều lãnh vực: nhà văn, triết gia, học giả, thi sĩ và cư sĩ. PCT được xem là một triết gia thần đồng, một hiện tượng dị thường của Sài Gòn thập niên 60. Tôi và nhiều sinh viên lúc bấy giờ mong ước được gặp ông. Hồi đó tôi mê say đọc cuốn ‘Ý Thức Mới Trong Văn Nghệ Và Triết Học.’ Lời văn và tư tưởng của nó rất phóng khoáng, hình như PCT là người đầu tiên ở Việt Nam dùng intertextuality (liên văn) rất sống động trong thể cánh viết văn.

Khi qua Monash (1970), tôi mới may mắn có được cơ hội liên lạc với PCT khi ông dạy ở Đại Học Vạn Hạnh, và phụ trách cuốn báo nghiên cứu ‘Tư-Tưởng.’ Đây cũng là bài viết đầu tiên bằng tiếng Việt của tôi cho cuốn báo này.

❤️ Nói về triết lý ngữ học, lúc mới qua Monash, tôi rất cảm phục lối nhìn rất nhân văn của Chomsky vì lý thuyết của ông xây dựng trên nền tảng humanity ̣(nhân loại). Lần đầu đọc bài đối luận của Chomsky về Tâm Cử Thuyết (Behaviourism) của Skinner, tôi ‘khoái lắm’, vì Chomsky giải thích rất thuyết phục tại sao ‘Tâm Cử Thuyết’ không thể giải thích được khái niệm sáng tạo (creativity) chỉ có trong ngôn ngữ loài người. Tôi rất ngạc nhiên và rất vinh dự  khi GS Chomsky chấp nhận lời  mời làm Giáo Sư Danh Dự cho Research Foundation của tôi .

❤️ Sau Chomskyan linguistics, tôi nghiêng về lý thuyết   Hallidayan theory. Lúc mới đi dạy học, hễ có tiền là tôi mua sách của Halliday vì lý thuyết của ông có một ảnh hưởng rất lớn trên thế giới về nhiều lãnh vực như ngữ học, văn học, trị liệu ngôn ngữ (speech pathology), và phương pháp nghiên cứu. Ông rất yêu quý Việt Nam và có lần Ông cùng tôi đi về VN thăm quê hương mà Ông hằng quý mến.

❤️❤️❤️ Khác với những người đã đi qua đời tôi được đề cập ở trên, có một ‘vì sao lấp lánh’ trong tâm hồn tôi, và có ảnh hưởng lớn trong đời tôi là QH. Hồi còn sinh viên, tôi thèm dancing lắm, nhưng không dám nhảy, vì sợ cụng lưng ông nọ và nghiến giày bà kia, đến nỗi ai thấy tui ra sàn nhảy cũng ‘lịch sự’ âm thầm nhường chỗ.

Từ ngày được QH ‘rèn luyện’ dancing, tôi thấy mình như ‘Tôn Ngộ Không’ bay lượn trên sàn nhảy… Không chừng có ngày được Paris Thúy Nga phong làm ‘dancer of the century’. Hehehe

Hôm nay là Sunday, thành phố Melbourne vẫn còn trong lockdown – cheers up – ‘Let’s Jive again’

https://www.youtube.com/watch?v=MkVF1pip8AQ

Anh muốn em sống sao – Sáng tác: Chi Dân – Trình bày: Quỳnh Lê –

NGUỒN:

– Halliday, Michael (1991) ‘ The notion of context in language education’. In Thao Le and Mike McCausland (eds): Language Education. Proceedings of the International Conference sponsored by AUSAID (Australian Agency for International Development).

– Le, Thao (1972) ‘Những Vấn Đề Ngữ Học’, Tư-Tưởng no.4, Pham Công Thiện (Ed), Vạn Hạnh University Press, Saigon.

Related posts