Giang Trạch Dân đã mở ra thời kỳ ‘ngậm miệng phát đại tài’ cho quan chức ĐCSTQ như thế nào?

Mộc Lan

Từ năm 1989 đến năm 2012 là thời kỳ Giang Trạch Dân đương quyền “hoàng thượng” hoặc “thái thượng hoàng”, 23 năm đó là “thời kỳ hoàng kim” để các tham quan ô lại của ĐCSTQ “ngậm miệng phát đại tài”. (Được cung cấp bởi “Trăm năm chân tướng”)

Vào ngày 11/11/2021, Phiên họp toàn thể lần thứ sáu của Ban Chấp hành Trung ương ĐCSTQ đã bế mạc. Phiên họp toàn thể đã thông qua nghị quyết lịch sử thứ ba trong lịch sử của ĐCSTQ, trong đó nói về những “thành tựu trọng đại” của ĐCSTQ trong thế kỷ qua, nhưng bỏ sót một “thành tựu trọng đại” có thể được ghi vào lịch sử thế giới, đó chính là: ĐCSTQ đã trở thành đảng tham nhũng hủ bại bậc nhất thế giới.

Xin chào quý khán giả! Chào mừng các bạn đến với chuyên mục “Trăm Năm Chân Tướng“. Hôm nay, tôi muốn nói chuyện với các bạn về việc ĐCSTQ đã biến thành đảng tham nhũng hủ bại nhất thế giới như thế nào dưới sự lãnh đạo của Giang Trạch Dân.

Từ năm 1989 đến năm 2012 là thời kỳ Giang Trạch Dân đương quyền hoặc làm “thái hoàng thượng” giật dây sân khấu chính trị sau hậu trường. 23 năm đó là “thời kỳ hoàng kim” để các tham quan ô lại của ĐCSTQ “ngậm miệng phát đại tài”.

Giang Trạch Dân lấy “tham hủ trị quốc” chủ yếu có hai đại chiêu: Thứ nhất, đề bạt trọng dụng một lượng lớn các phần tử tham nhũng hủ bại nghiêm trọng; Thứ hai, ông ta phóng túng con trai mình là Giang Miên Hằng, một mặt thăng quan, một mặt làm kinh doanh – đương quan phát tài, quả là một mũi tên hai đích.

Xà trên không thẳng, xà dưới ắt cong

Theo Tiến sĩ Vương Hữu Quần, từng là thư ký của Uất Kiện Hành, cựu Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị ĐCSTQ kiêm Bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương, tại phiên họp toàn thể của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương, ông đã nhiều lần nghe Giang Trạch Dân nói: “Thượng lương bất chính hạ lương oai, trung lương bất chính đảo hạ lai”, ý tứ là xà trên không thẳng, xà dưới ắt cong, tham hủ bất chính ắt lan từ trên xuống. Giang Trạch Dân, với tư cách là lãnh đạo cao nhất của chính quyền và quân đội ĐCSTQ lúc đó, chính là “cây xà tối thượng” của ĐCSTQ. Giang Miên Hằng, con trai cả của Giang Trạch Dân, cũng là “cây xà tối thượng” trong số mọi con cái của các quan viên ĐCSTQ.

Chính dưới tác dụng đầu sỏ của hai “cây xà tối thượng” Giang Trạch Dân và Giang Miên Hằng, sự tham nhũng hủ bại của ĐCSTQ được triển khai từ cả hai phương diện tương hỗ nhau: Một phương diện là từ Giang Trạch Dân tới các quan chức cấp cao của đảng, chính phủ và quân đội ở cấp trung ương của ĐCSTQ, tiếp đến là các quan chức cấp cao của đảng, chính phủ và quân đội ở 31 tỉnh, khu tự trị, thành phố trực thuộc trung ương của Trung Quốc, cho đến cấp cơ sở nhất là các chủ nhiệm ủy hội khu dân cư, chủ nhiệm thôn… đại quan đại tham, tiểu quan tiểu tham, tiểu quan cũng đại tham, dường như không quan nào không tham nhũng.

Một phương diện khác là từ Giang Miên Hằng đến các cấp con trai con gái, cháu trai cháu gái, con rể cháu rể, cô bảy dì tám quyền quý của ĐCSTQ, đều hùa nhau lợi dụng triệt để quyền uy của ông cha để trao đổi, lấy quyền hoán tiền, lấy tiền hoán quyền, lấy quyền hoán sắc, có kẻ thậm chí còn giết người hại mệnh, không điều ác nào không làm.

Hai phương diện này tạo thành hai luồng trọc lưu hùng dũng tuôn ra từ cội nguồn tổng là “gia tộc Giang Trạch Dân”, hối hợp với những gia tộc quyền uy của ĐCSTQ thuộc “tập đoàn lợi ích Giang Trạch Dân”, thành một trận đại hồng thủy phá vỡ đê, gầm rống tỏa ra tứ phương, ngập lụt toàn Trung Quốc, lan nhiễm tham nhũng hủ bại của ĐCSTQ ra toàn thế giới. Ở mọi ngóc ngách trên toàn thế giới, chỉ cần nơi đó có quan viên của ĐCSTQ, thì nhất định là có các giao dịch quyền, tiền và sắc.

Tháng 1/2013, Tập Cận Bình phát động chiến dịch đả hổ, chống tham nhũng hủ bại. Tính đến năm 2021, tổng số 542 quan chức cấp cao từ cấp phó quân sự cấp tỉnh trở lên, cũng như các cán bộ quản lý cấp trung ương khác, đã bị điều tra và trừng phạt, bao gồm Chu Vĩnh Khang, cựu thành viên Ủy ban Thường vụ Tổng cục Chính trị ĐCSTQ và bí thư Ủy ban Chính trị và Pháp luật Trung ương, Từ Tài Hậu, Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương, Quách Bá Hùng, nguyên Ủy viên Cục chính trị ĐCSTQ, Bạc Hy Lai, Bí thư thành ủy Trùng Khánh và những kẻ khác. Trong đó đại đa số đều là do Giang Trạch Dân và “quân sư” của ông ta: Tăng Khánh Hồng, cựu phó chủ tịch quốc gia kiêm ủy viên thường vụ Cục chính trị tiền nhiệm của ĐCSTQ, đề bạt trọng dụng.

108 tham quan tham nhũng tiền tỉ “tiền hủ hậu kế”

Sau khi Giang và Tăng đả khai “chiếc bình ma” hủ bại của ĐCSTQ, những “tế bào ung thư” hủ bại của ĐCSTQ bắt đầu phát triển ác tính. Khi một phần tử tham nhũng hủ bại lan tới đâu, hàng chục nghìn phần tử tham nhũng hủ bại ngay lập tức “sao chép”.

Theo thống kê của Tiến sĩ Vương Hữu Quần, trong 9 năm kể từ khi ông Tập Cận Bình thượng đài, ít nhất 108 quan chức tham ô hơn 100 triệu nhân dân tệ (tương đương 400 tỷ VNĐ) đã bị điều tra và xét xử. Về số lượng mà nói, có thể là xếp hàng đầu thế giới. Trong đó, có một người là cấp quốc gia: Chu Vĩnh Khang, nguyên Ủy viên Thường vụ Tổng cục Chính trị ĐCSTQ, Bí thư Ủy ban Chính trị và Pháp luật Trung ương, nhận hối lộ 129 triệu nhân dân tệ; lạm quyền gây ra thiệt hại 1,486 tỷ nhân dân tệ (tương đương hơn 5 triệu tỷ VNĐ).

4 người cấp phó quốc gia: Tôn Chính Tài, nguyên Ủy viên Cục Chính trị ĐCSTQ kiêm bí thư Thành ủy Trùng Khánh, người nhận hối lộ 170 triệu nhân dân tệ. Tô Vinh, cựu Phó Chủ tịch Hiệp chính toàn quốc, nhận hối lộ 110 triệu nhân dân tệ, và 80 triệu nhân dân tệ khác tài sản không được xác định là nguồn hợp pháp. Số tiền tham nhũng của Quách Bá Hùng và Từ Tài Hậu, cựu Ủy viên Bộ Chính trị ĐCSTQ và Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương, nhiều đến mức ĐCSTQ thậm chí không dám công khai con số.

Có 37 quan tham trên 100 triệu tệ ở cấp tỉnh (bộ), trong đó các quan chức có tính đại biểu gồm:

  • Triệu Chính Vĩnh, cựu bí thư tỉnh ủy Thiểm Tây, đã nhận hối lộ 717 triệu nhân dân tệ.
  • Vũ Trường Thuận, cựu Cục trưởng Cục Công an Thiên Tân, người đã tham ô, nhận hối lộ và chiếm đoạt 527 triệu nhân dân tệ công quỹ.
  • Hình Vân, cựu Bí thư Ủy ban Chính trị và Pháp luật Nội Mông, đã nhận hối lộ 449 triệu nhân dân tệ.
  • Chu Minh Quốc, người từng giữ chức thư ký Ủy ban Chính trị và Pháp luật ở Hải Nam, Trùng Khánh và Quảng Đông, trước sau nhận hối lộ 140 triệu nhân dân tệ, và 91,04 triệu nhân dân tệ tài sản khác không thể giải thích nguồn gốc.
  • Trần Thụ Long, cựu phó tỉnh trưởng tỉnh An Huy, đã nhận hối lộ 275 triệu nhân dân tệ và lạm dụng quyền hạn, gây thiệt hại hơn 2,9 tỷ nhân dân tệ.
  • Chu Xuân Vũ, cựu Phó tỉnh trưởng tỉnh An Huy, đã nhận hối lộ 13,65 triệu nhân dân tệ, cất giấu 4,12 triệu đô la Mỹ tiền gửi ở nước ngoài và lạm dụng quyền lực gây thiệt hại 665 triệu nhân dân tệ; sử dụng thông tin nội bộ có được để mua cổ phiếu, chiếm lợi bất hợp pháp 350 triệu nhân dân tệ.
  • Cựu phó tỉnh trưởng An Huy là Dương Chấn Siêu đã nhận hối lộ 80,85 triệu nhân dân tệ, tham ô 1,155 triệu nhân dân tệ, lạm dụng quyền hạn gây thiệt hại 915 triệu nhân dân tệ.
  • Bái Ân Bồi, cựu bí thư tỉnh ủy Vân Nam, nhận hối lộ 246 triệu nhân dân tệ, còn một số tài sản khổng lồ khác không xác định được nguồn gốc hợp pháp rốt cuộc là bao nhiêu triệu? ĐCSTQ không dám công bố.

Tham quan trên 100 triệu tệ cấp phó tỉnh (bộ) có 47 người. Các tham quan đại biểu là:

  • Từ Trường Nguyên, cựu bí thư Quận ủy Cẩm Châu của thành phố Đại Liên, lợi dụng quyền lực, toàn gia tộc trục lợi; tài sản của ông ta đã bị tịch thu và phong tỏa, bao gồm: 2714 bất động sản, 43 thửa đất với tổng diện tích 350.000m2, 46 công ty, và hơn 6 tỷ nhân dân tệ trái phiếu.
  • Lý Kiện Bình, cựu Bí thư Ban Công tác Đảng của Khu Phát triển Công nghệ và Kinh tế Hohhot ở Nội Mông, dính líu tới hơn 3 tỷ nhân dân tệ trong vụ án, được coi là vụ án lớn nhất trong lịch sử đấu tranh chống tham nhũng của Nội Mông.
  • Trương Trung Sinh, cựu Phó thị trưởng thành phố Lữ Lương, tỉnh Sơn Tây, đã đòi và nhận 1,04 tỷ nhân dân tệ hối lộ, 130 triệu nhân dân tệ tài sản khác không giải trình được nguồn gốc. Đây là vụ án chống tham nhũng lớn nhất ở tỉnh Sơn Tây từ trước đến nay.
  • Lưu Hướng Đông, cựu Cục trưởng Cục Bảo vệ Môi trường tỉnh Sơn Tây, liên quan đến hơn 200 triệu nhân dân tệ. Vào tháng 5/2015, Vương Nho Lâm, bí thư tỉnh ủy Sơn Tây đương thời nói về trường hợp của Lưu Hướng Đông: “(Các nhân viên chuyên án) đã thu giữ một lượng lớn nhân dân tệ, cũng như các loại ngoại tệ khác nhau, thẻ ngân hàng, sổ tiết kiệm, vàng, v.v…, chỉ riêng số vàng và bạch kim đã trị giá 150 triệu tệ; còn có một số lượng lớn các bức thư pháp và hội họa, ngọc bích, đồ cổ và rất nhiều địa ốc.” Các nhân viên chuyên án thu thập các ngân khoản của ông ta, họ thấy những chiếc hộp và túi đựng tiền vứt trên mặt đất, phủ đầy bụi, một số đã bị mốc và biến chất.
  • Thạch Phụng Cương, cựu bí thư chi bộ thôn Tân Trang, trấn Trường Tân Điếm, quận Phong Đài, Bắc Kinh, đã chiếm lợi phi pháp 580 triệu nhân dân tệ. Đây là một trong những điển hình của “tiểu quan cự tham” – quan nhỏ tham nhũng lớn.
  • Có 19 tham quan tại đơn vị sự nghiệp và doanh nghiệp quốc hữu, các tham quan có tính đại biểu gồm: Đại Tiểu Dân, cựu chủ tịch tập đoàn Hoa Dung, người đã đòi và nhận hối lộ 1,788 tỷ nhân dân tệ, tham ô 25,13 triệu nhân dân tệ. Dương Thành Lập, cựu chủ tịch Ngân hàng Nội Mông, đã đòi và nhận hối lộ 307 triệu nhân dân tệ, biển thủ công quỹ 6,28 triệu nhân dân tệ, lạm dụng công quỹ 292 triệu nhân dân tệ.

Cần lưu ý rằng, trước hết, những quan chức tham nhũng trên 100 triệu nhân dân tệ bị điều tra và xét xử này chỉ là một số “kẻ té xà”, là phần nổi của tảng băng chìm. Những kẻ chưa bị điều tra xét xử nhiều hơn rất nhiều. Ví dụ như Chu Vĩnh Khang, số tiền tham nhũng thực tế liên quan đến ông ta có thể lớn hơn gấp nhiều lần. Reuters từng đưa tin vụ án tham nhũng hủ bại của Chu Vĩnh Khang liên quan tới ít nhất 90 tỷ nhân dân tệ.

Gia tộc tham nhũng hủ bại số 1 của ĐCSTQ

Giang Trạch Dân gia nhập Trung Nam Hải vào năm 1989 với biển máu của hàng vạn sinh viên sau sự kiện Lục Tứ. Năm đó, sau khi phong trào đấu tranh dân chủ của sinh viên bị đàn áp, Trung ương ĐCSTQ đã ra “Quyết định làm một số việc được quần chúng quan tâm”, trong đó điều thứ hai quy định: “Kiên quyết cấm chỉ con cái của các cán bộ cấp cao kinh doanh.” Tuy nhiên, Giang Trạch Dân, lãnh đạo tối cao của ĐCSTQ, lại vi phản chính quy định của Ban Chấp hành Trung ương ĐCSTQ, cho con trai cả Giang Miên Hằng vừa làm quan vừa làm doanh nhân.

Giang Miên Hằng từng là Sở trưởng Sở nghiên cứu Luyện kim Thượng Hải, Phó viện trưởng Viện Khoa học Trung Quốc, Viện trưởng phân viện Thượng Hải của Viện Khoa học Trung Quốc, Hiệu trưởng Đại học Công nghệ Thượng Hải. Tháng 9/1994, ông ta trở thành đại biểu pháp luật của Công ty Đầu tư Liên Hà Thượng Hải. Lĩnh vực đầu tư của công ty này bao gồm nhiều ngành như viễn thông, tài chính, y học. Theo những nhân sĩ trong giới kinh doanh ở Thượng Hải, Giang Miên Hằng có vô số chức danh giám đốc, bao gồm cả ban giám đốc của Đường hầm liên Thượng Hải, ông ta cũng có phần.

Ngoài ra, theo báo cáo của các phương tiện truyền thông nước ngoài như The Wall Street Journal, cháu trai của Giang Trạch Dân, Giang Chí Thành, đã thành lập Boyu Capital tại Hồng Kông vào năm 2010. Ngoài ra, theo báo cáo của các phương tiện truyền thông nước ngoài như The Wall Street Journal, Giang Chí Thành, con trai Giang Trạch Dân, đã thành lập Boyu Capital tại Hồng Kông vào năm 2010, đầu tư vào Alibaba, Ant Financial, Tencent và công ty con Didi Chuxing với tư cách là cổ đông lớn Cangu Financial, công ty con của Baidu. iQIYI, Ngân hàng tài chính tiêu dùng của Trung Quốc, các nền tảng bất động sản thuộc SF Express và Vanke, Cinda Asset Management, WuXi Biologics, Rishang Duty Free, v.v. thu được rất nhiều lợi nhuận. Một số người thậm chí còn gọi Giang Chí Thành là “người giàu nhất thế giới”.

Sự tham nhũng hủ bại của ĐCSTQ đang ở “ung thư giai đoạn cuối”

Sự tham nhũng hủ bại của ĐCSTQ là do lý luận, thể chế, pháp chế quyết định. Lý luận của ĐCSTQ mang danh nghĩa là chủ nghĩa Marx, nhưng thực ra nó là thứ chủ nghĩa sùng bái quyền lực và kim tiền, có tiền liền có thể sai quỷ khiến ma, có quyền liền có thể sai ma khiến quỷ, có tiền có quyền là có tất cả. Thể chế của ĐCSTQ là “đảng lãnh đạo hết thảy”, quyền lực tuyệt đối tất nhiên dẫn đến hủ bại tuyệt đối. Thể chế của ĐCSTQ là “Thượng cấp trấn áp hạ cấp, cấp này trấn áp cấp kia, một mạch trấn áp đến người nông dân; Hạ cấp lừa gạt thượng cấp, cấp này lừa gạt cấp kia, một mạch lừa đến Tổng bí thư”. Pháp chế của ĐCSTQ là công cụ để thăng quan, phát tài, chỉnh nhân, lừa người. Kết quả mà tất cả những thứ này kết hợp lại với nhau là, ĐCSTQ không muốn hủ bại cũng không thể được. 

ĐCSTQ tất nhiên sẽ quy sự hủ bại của lý luận, thể chế, cơ chế, pháp chế của nó cho thời kỳ Giang Trạch Dân đương quyền hoặc làm “Thái thượng hoàng” đứng sau giật dây sân khấu chính trị, là do chính sách “tham hủ trị quốc” của Giang Trạch Dân dẫn đến, và dưới “vai trò đầu tàu, mẫu mực” “ngậm miệng phát đại tài” của Giang Miên Hằng, chỉ trong hơn 20 năm, sự tham nhũng hủ bại của ĐCSTQ đã “đăng phong tạo cực” trở thành đảng “tham hủ tối cao” trong lịch sử nhân loại.  

Sau khi Tập Cận Bình lên nắm quyền, ông đã nghĩ rất nhiều đến chiêu chống tham nhũng hủ bại. Không biết đã mở bao nhiêu đại hội lớn nhỏ, tử hình, giam cầm chung thân, tù có thời hạn, hình phạt nặng v.v… nhưng đều cản không nổi, không ai có thể ngăn chặn cơn lũ thối. Con tàu rách nát của ĐCSTQ đã thủng nhiều lỗ, vỡ vụn, liêu xiêu đổ sụp.

Những ai vẫn còn trên con tàu đã tan nát của ĐCSTQ và những ai còn lương tâm, hãy nhanh chóng nhảy khỏi tàu, thoái xuất khỏi đảng, đoàn, đội của ĐCSTQ, sẽ có thể trong tuyệt lộ mà cứu vãn được sinh mạng chính mình.

Theo “Trăm năm chân tướng” của The Epoch Times
Mộc Lan biên dịch

Related posts