Tổ chức truyền thông bên ngoài để lộ người kế nhiệm ông Tập tại Đại hội toàn quốc lần thứ 20?

Kiên Định

Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 20 ĐCSTQ vào mùa thu năm nay, Tập Cận Bình có thể sẽ bắt đầu nhiệm kỳ thứ ba của mình. Ngoài chủ đề Tập tái đắc cử, liệu ông có sắp xếp người kế nhiệm hay không cũng là điều khiến mọi người quan tâm.

Những ngày gần đây, tin tức về đề nghị lựa chọn người kế nhiệm do một trang web đứng sau là ĐCSTQ đưa ra gần đây, trong đó ý tứ hàm xúc khiến nhiều người phỏng đoán. Giới truyền thông đề xuất chọn người kế nhiệm ông Tập trong “vòng nhỏ” càng sớm càng tốt

https://www.dwnews.com/ một trang web có trụ sở tại Bắc Kinh, ngày 22 tháng 4 có đăng tải một bài báo thổi phồng chế độ bầu cử tinh anh chính trị cấp cao của một quốc gia, lập luận rằng đó là “một phương thức tốt để lựa chọn các nhà lãnh đạo”, ĐCSTQ có thể thu được “gợi ý” từ nó.

Bài báo cho rằng, ĐCSTQ có thể để một “vòng tròn nhỏ” gồm khoảng 200 thành viên ủy ban trung ương bầu ra thế hệ lãnh đạo tiếp theo của ĐCSTQ. Và có thể để đội nhóm kế vị chuẩn bị cho việc kế vị khi họ còn trẻ và khỏe. Một thế hệ lãnh đạo đã phục vụ trong thời gian 10 đến 15 năm. Tuy nhiên, bài báo cũng cho rằng không nhất thiết phải dựa vào độ tuổi, vì điều kiện sức khỏe của mỗi người là khác nhau.

Trước mắt, đây là thời điểm diễn ra các cuộc thảo luận nội bộ nhạy cảm trước Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 20 của ĐCSTQ. Tham khảo những cách làm như thường lệ trong quá khứ, lãnh đạo ĐCSTQ đã khởi động cái gọi là “Tư vấn nhân sự” của “Người được chọn cho chức vụ lãnh đạo trung ương mới”.

“Dwnews” đưa ra đề xuất chuẩn bị người kế nhiệm ông Tập vào thời gian này, có hai khả năng, một là vì Trung Nam Hải mà thả gió, hai là có mang nhân tố đấu đá nội bộ, lên tiếng vì thế lực của phe phái chống Tập trong nội bộ ĐCSTQ.

Tập Cận Bình bí mật chuẩn bị người kế nhiệm tại đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 20?

Lật lại lịch sử 100 năm qua của ĐCSTQ, người kế nhiệm là danh hiệu chẳng lành. Trong lần chuyển giao quyền lực đầu tiên, từ Mao Trạch Đông sang Đặng Tiểu Bình, những người kế nhiệm được bầu trên danh nghĩa ở giữa là Lưu Thiếu Kỳ và sau đó là Lâm Bưu. Người trước đã bị giết trong Cách mạng Văn hóa và người sau đã chết trong một vụ tai nạn máy bay bí ẩn ở Mông Cổ.

Trong lần chuyển giao quyền lực lần thứ hai, Đặng Tiểu Bình lần lượt lật đổ hai tổng bí thư là Hồ Diệu Bang và Triệu Tử Dương, Giang Trạch Dân giẫm lên máu tươi của sinh viên trong sự kiện lục tứ mà lên đài, tuy nhiên Đặng Tiểu Bình vẫn sắp xếp Hồ Cẩm Đào kế nhiệm từ xa.

Vì Giang can thiệp vào chuyện chính sự, Giang và Hồ đấu đá trong gần 20 năm; Trước khi Tập lên đài, Bạc Hy Lai, vị thái tử đảng có dã tâm bị ngã ngựa. Đợi sau khi Tập được lựa chọn là người kế nhiệm và bước lên đài, đã quét sạch thế lực phe phái của Giang.

Trước nhiệm kỳ thứ hai, Tập lại “giải quyết” Tôn Chính Tài, một “người kế nhiệm” thuộc phe Giang, còn ngăn trở lời đồn đại Hồ Xuân Hoa là người kế nhiệm được Hồ Cẩm Đào chỉ định.

Tại Đại hội đại biểu toàn quốc ĐCSTQ lần thứ 19 vào tháng 10 năm 2017, Tập Cận Bình đã củng cố địa vị nòng cốt trong đảng, đến Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc vào tháng 3 năm 2018, sửa đổi hiến pháp xóa bỏ giới hạn nhiệm kỳ của chủ tịch nước, điều mà thế giới bên ngoài thường coi là nỗ lực của Tập Cận Bình để lót đường tiếp tục quyền chấp chính.

Tuy nhiên, một số người cho rằng Tập Cận Bình sẽ không chỉ tiếp tục nhiệm kỳ trong 5 năm, mà có thể muốn làm tới 10 năm, thậm chí học hỏi từ Mao Trạch Đông làm việc tới già. Tất nhiên, nếu ông Tập đưa ĐCSTQ xuống mồ trong vòng 5 năm tới, sự cai trị đương nhiên sẽ kết thúc đột ngột.

Sau Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 19, những suy đoán về người kế nhiệm Tập Cận Bình, chẳng hạn như cơ hội của Trần Mẫn Nhĩ, được coi là cực kỳ nhỏ. Tuy nhiên, tin tức về việc Tập Cận Bình lập người kế vị vẫn tiếp tục được lan truyền.

Vào trước thềm Hội nghị toàn thể lần thứ sáu của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc năm ngoái, The Straits Times đã đăng một bài báo cho biết, ông Tập đang xem xét chế độ kế nhiệm mới để lựa chọn người kế nhiệm. Một người trong đảng giấu tên cho biết ông Tập không đồng ý với thông lệ cũ là để Giang Trạch Dân hoặc Hồ Cẩm Đào quyết định người kế nhiệm.

Hiện nay, các nhà lãnh đạo của ĐCSTQ đã bí mật hoàn thiện một khuôn khổ kế nhiệm chính trị, nghe nói sẽ được quyết định trước Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 20, mặc dù tới lúc đó rất có thể không được công bố ra ngoài.

Nếu Tập Cận Bình thực sự có ý định chuẩn bị người kế nhiệm, dù được giữ bí mật thì tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 20 sẽ có ám thị. Một cách xem xét là xem ai sẽ thay thế đương kim Phó Chủ tịch Vương Kỳ Sơn, nếu người này khoảng 60 tuổi và có thể đồng thời là Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị và Phó Chủ tịch nước thì có thể sẽ đi theo mô thức của Hồ Cẩm Đào và Tập Cận Bình, sẽ là người chuẩn bị kế nhiệm trong đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 20.

Trên thực tế, không ai biết về người bí ẩn sẽ kế nhiệm Tập, có thể ông không định sắp xếp người kế vị, mà sẽ nắm quyền cả đời, trừ khi ông không tự nguyện, chẳng hạn như khi ông ta đối mặt với sự phản kháng tái cử tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 20, cần thỏa hiệp về vấn đề người kế nhiệm.

Thỉnh thoảng vẫn có người lên tiếng phản đối việc phá vỡ chế độ người kế nhiệm của ông Tập. Tháng 3 vừa qua, tờ Wall Street Journal đưa tin, ông Tập gặp phải sự phản đối của nhiều nguyên lão trong nội bộ đảng cùng những nguy cơ khủng hoảng kinh tế nên không thể không thực hiện điều chỉnh chính sách. Theo tin của một số nhân sĩ trong nội bộ đảng tiết lộ, một số nguyên lão đã nghỉ hưu gần đây bày tỏ, phản đối việc Tập Cận Bình phá vỡ hệ thống kế vị lãnh đạo đã được thiết lập.

Có thể thấy rằng mỗi lần đến thời điểm thay đổi nhiệm kỳ mới, có rất nhiều thế lực trong đảng lợi dụng truyền thông nước ngoài mượn gió bẻ măng, tiết lộ thông tin về đối thủ cũng không có gì là lạ. Cũng giống như hội nghị ở Bắc Đới Hà vào mỗi mùa hè, vẫn có những tranh cãi bí mật.

Tuy nhiên nếu việc phản đối của những vị nguyên lão trong đảng là đúng, chỉ có thể nói rằng họ đã hối hận đổi ý. Nguyên nhân vì việc Tập sửa đổi hiến pháp xóa bỏ chế độ nhiệm kỳ chủ tịch nước là việc của mấy năm trước, lúc đó có lẽ họ đã đồng ý rồi.

Việc tái đắc cử của ông Tập cũng gây sốc

Thảo luận về việc ông Tập có thể cầm quyền suốt đời hay không vẫn là vấn đề xa vời, điều cấp bách trước mắt là liệu ông có thể tái đắc cử trong đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 20 của ĐCSTQ hay không.

Thời gian gần đây, do nền kinh tế trong nước đi xuống, và lập trường của Trung Quốc trong cuộc chiến Nga-Ukraine, ông Tập chịu sự công kích rõ ràng trong đảng. Ví dụ những thay đổi về kinh tế, chính sách đối ngoại… Đặc biệt khi lãnh đạo Trung Cộng thực hiện chính sạch “zero covid” để phòng dịch, việc phong tỏa thành phố Thượng Hải dẫn đến các nguy cơ về vấn đề nhân đạo, các thể chế trong và ngoài nước đều lên tiếng phê bình.

Gần đây, các phương tiện truyền thông chính thức của ĐCSTQ và các quan chức cấp cao có liên quan đã lên tiếng mạnh mẽ để biện hộ cho đường lối “zero covid” của ông Tập, rõ ràng là do xảy ra những tranh chấp trong nội bộ đảng.

Vào tháng 3 năm nay, trên mạng lan truyền bài báo của cựu Thủ tướng Chu Dung Cơ có tên là “Chu tám điều”, bài báo chỉ trích thi hành biện pháp chính trị của chính quyền hiện nay. Điểm thứ nhất là phản đối chính sách “Zero covid”, chỉ rõ “Việc phong tỏa thành phố, là việc gây sức ép có hại của chủ nghĩa cực đoan”. Đây được coi là một đòn tấn công khác nhằm vào Tập Cận Bình của các cựu lãnh đạo ĐCSTQ.

Gần đây, lại lan truyền bài viết về việc Chu Dung Cơ đã xử lý thành công dịch viêm gan A ở Thượng Hải vào năm 1988. Dường như nó đã trút được sự bất mãn của dân chúng với nhà cầm quyền hiện tại bằng cách tưởng nhớ đến Chu Dung Cơ.

Trước đó còn có bài viết dài với tiêu đề “Đánh giá khách quan về Tập Cận Bình” được lưu hành ở nước ngoài, phản đối Tập Cận Bình nhưng lại ủng hộ Giang Trạch Dân và Bạc Hy Lai. Ngoài ra còn có một bài báo chống Tập được viết dưới danh nghĩa “cư dân mạng Trung Quốc”…, tất cả đều được coi là “chống Tập chứ không phải chống Cộng”, tương ứng với hành động của các lực lượng chống Tập trong ĐCSTQ.

Tập Cận Bình muốn tái đắc cử, xem ra vẫn đang đi từng bước sợ hãi

Ông Tập có quân bài là ưu thế nắm giữ quyền lực và quân đội, Điều này cũng sẽ không bị lung lay bởi các phe phái chống Tập trong đảng. Trong cục diện này, tất nhiên, ông Tập không muốn gây thêm bất kỳ rắc rối nào về vấn đề người kế nhiệm. Trừ khi, như đã đề cập trước đó, khi ông bị lép vế và cần thỏa hiệp.

“Quy tắc băng đảng” của ĐCSTQ nghi ngờ rằng sẽ không bao giờ có một lãnh đạo cao nhất khác. Cũng có thể là do Tập Cận Bình không tìm được người thay thế. Có một số chi tiết giới chức bên ngoài không dễ phát hiện có thể làm bằng chứng.

Khẩu hiệu cầm quyền của ông Tập Cận Bình sau khi lên nắm quyền cũng là phép tắc cốt lõi cho toàn đảng, gọi là “hai bảo vệ”, “Bảo vệ địa vị tổng bí thư nòng cốt của ông Tập, đối tượng là tổng bí thư Tập Cận Bình chứ không phải ai khác”, “Bảo vệ quyền lực của trung ương đảng và tập trung thống nhất lãnh đạo, trước tiên cần bảo vệ vị trí nòng cốt của tổng bí thư”.

Vào ngày 4 tháng 1 năm nay, quy chế làm việc của Ủy ban Kỷ luật ĐCSTQ được ban hành, yêu cầu ủy ban kỷ luật các cấp coi “hai bảo vệ” là “nguyên tắc chính trị cao nhất và trách nhiệm chính trị cơ bản”. Tuy nhiên, nhìn vào hiến pháp của ĐCSTQ và Các quy định về kỷ luật của ĐCSTQ trước khi sửa đổi vào năm 2018, không nhấn mạnh vào việc bảo vệ một vị lãnh đạo nào. Quy chế làm việc của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật nêu rõ rằng cốt lõi bảo vệ là một mình ông Tập, tức là họ của đảng là họ Tập.

Điều này sẽ dẫn đến một hậu quả: các quy tắc băng đảng này không có chức năng truy cứu và hồi tố, không thể thông dụng, chỉ vì phục vụ cho việc bảo vệ Tập Cận Bình, không phải phục vụ cựu lãnh đạo hoặc người kế nhiệm, không thể áp dụng đại trà cho các cựu lãnh đạo cao nhất tiền nhiệm hoặc tiếp theo của ĐCSTQ. Do đó, một khi chuyển giao thì không thể thay đổi ngay lập tức, sẽ cực kỳ nhạy cảm để thay đổi, điều này sẽ mang lại tình trạng hỗn loạn, vì điều đó có nghĩa là Tập đã bị lật đổ hoặc già mà chết.

Có lẽ, Tập Cận Bình sớm đã dự tính được, sẽ không có lãnh đạo cao nhất nào khác của ĐCSTQ sau ông ta, giống như Tân Hoa Xã từng “viết nhầm” Tập là “lãnh đạo cuối cùng” vào ngày 13 tháng 3 năm 2016. Điều này thực sự đúng với ý của ông Tập tại Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc năm 2018, ông đã sửa đổi hiến pháp cho chính mình để đạt được ý định tái đắc cử chủ tịch nước vô thời hạn.

Cho dù thật sự có sắp đặt người kế nhiệm, cũng có thể chỉ như công dã tràng?

Bất luận ông Tập có sắp xếp người kế nhiệm hay không, hoặc giới truyền thông bên ngoài kêu gọi bố trí người kế nhiệm như thế nào, nhưng theo câu nói của người Trung Quốc xưa “người không bằng trời tính”, người kế nhiệm có lẽ không có cơ hội, thọ mệnh của ĐCSTQ quyết định điều này.

Đại hội ĐCSTQ lần thứ 19 là bước ngoặt quan trọng trong sự lựa chọn và phương hướng cuối cùng của Tập Cận Bình

Trước Đại hội toàn quốc lần thứ 19 của ĐCSTQ, những nhân sĩ trong và ngoài thể chế của đảng đã kêu gọi Tập Cận Bình từ bỏ đảng cộng sản, đi theo con đường dân chủ hóa, tuy nhiên Tập chọn bảo vệ Đảng. Khi ông đấu tranh chống tham nhũng, “đả hổ” trong nhiệm kỳ đầu tiên và thực hiện một số cải cách, ông đã đắc được lòng dân ở một mức độ nhất định, cũng coi như thuận buồm xuôi gió, nhưng sau Đại hội toàn quốc lần thứ 19 đã rẽ trái toàn diện, nhanh chóng bước vào nghịch cảnh.

Chiến tranh thương mại Trung-Mỹ nổ ra, nội bộ nhà nước và trong đảng tiếp tục thối nát, lộng hành ngang ngược. Từ việc xử lý những người phụ nữ trong các sự kiện liên quan, cho đến chính sách phòng chống dịch cứng rắn, đều đã làm mất lòng dân.

Năm ngoái, ĐCSTQ đã tiêu tốn nhiều tiền của của dân để tổ chức Lễ kỷ niệm trăm năm thành lập Đảng, coi như đã trải qua một trăm năm, lại thông qua “sự phân chia triều đại lịch sử” của Phiên họp toàn thể lần thứ sáu, vẽ ra “kỷ nguyên mới” do ông Tập dẫn đầu. Tuy nhiên, nghị quyết lịch sử thứ ba được thông qua bởi Kỳ họp toàn thể lần thứ sáu, vẫn còn không gian cho nhiều cuộc đấu đá nội bộ, bao gồm tranh chấp quyền lãnh đạo nhiệm kỳ, và thanh lý đường lối của Giang Trạch Dân…, các vấn đề đã tích tụ đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 20 của ĐCSTQ, làm sâu sắc thêm cuộc khủng hoảng nội chiến.

Vì sự ngạo mạn, kiêu căng trong ngoại giao lang sói và động thái mang tính chiến đấu bành trướng ra nước ngoài, ĐCSTQ đã liên tục bị cộng đồng quốc tế bao vây. Gần đây, trong bài phát biểu tại diễn đàn kinh tế Bắc Ngao, ông Tập bày tỏ: “Tất cả các quốc gia trên thế giới đang cưỡi trên một con tàu lớn với một số phận chung…. ý đồ ném ai xuống biển đều là không thể chấp nhận”.

Tuy nhiên, mọi người đều hiểu đơn giản: Một kẻ xấu luôn quấy rối trên thuyền sẽ bị ném xuống biển.

Ngày đầu tiên của năm 2022, tạp chí của ĐCSTQ đã đăng bài phát biểu của ông Tập, nghiêm khắc cảnh báo toàn đảng rằng ĐCSTQ sẽ gặp phải “sóng gió gian nguy ngoài sức tưởng tượng”.

Không chỉ gặp sóng to gió lớn tại Thượng Hải, tại đây, nơi lập nghiệp của ĐCSTQ (nơi lén lút giam giữ “Đại bá” của ĐCSTQ), nhà cầm quyền đã dùng chính sách phòng chống dịch bệnh man rợ “zero covid” để di dời bức tường đỏ. Nếu Triều đại đỏ của ĐCSTQ “đột nhiên sụp đổ như một tòa cao ốc”, cho dù ông Tập có thực sự thu xếp người kế nhiệm thì cuối cùng cũng như công dã tràng.

Theo Epochtimes
Kiên Định biên dịch

Related posts