Hoa Kỳ trước mối đe dọa từ các hoạt động hạt nhân kết hợp Nga-Trung

Huyền Anh

Hoa Kỳ trước mối đe dọa từ các hoạt động hạt nhân kết hợp Nga-Trung
Máy bay chiến đấu của Nga thả bom xuống căn cứ quân sự Ashuluk ở miền Nam nước Nga trong trận đấu của quân đội “Caucasus-2020” với Trung Quốc và Iran, hôm 22/9/2020 (Ảnh: Mitar Dilkoffl/Getty Images)

Trước các cuộc tập trận chung ‘đều đặn’ giữa Nga và Trung Quốc cộng với kho vũ khí hạt nhân của hai quốc gia này, việc Hoa Kỳ có giành được chiến thắng – một khi xung đột với lực lượng Nga-Trung nổ ra – hay không đối với ông Biden mà nói, vẫn còn là đáp án đang bỏ ngỏ. Vì sao?

Thời điểm ông Biden đang tham gia cuộc họp với Bộ Tứ (gồm Úc, Ấn Độ, Nhật Bản và Hoa Kỳ) tại Tokyo hôm 24/5, cũng là lúc Tổng thống Nga Vladimir Putin và nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình trình diễn sự “kết hợp” của năng lực hạt nhân Nga-Trung.

Ngày 24/5, 4 máy bay ném bom Xian H-6K của Lực lượng Không quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLAAF) và 2 máy bay ném bom Tupolev Tu-95MS của Không quân Nga đã tiến hành cuộc tập trận chung Nga-Trung lần thứ tư kể từ năm 2019. Lần này, các máy bay ném bom bay qua Biển Nhật Bản và chuyển hướng, kéo dài từ phía nam eo biển Miyako đến khu vực phía đông Đài Loan. Đây là vị trí ‘đắc địa’ để lực lượng này phóng tên lửa hành trình mang đầu đạn hạt nhân nhằm vào các căn cứ của Hoa Kỳ và Đài Loan trên đảo Guam.

Máy bay ném bom H-6K của PLAAF được trang bị sáu tên lửa hành trình tấn công mặt đất dẫn đường chính xác CJ-20 (LACM) với tầm bắn 930 dặm, có thể được trang bị đầu đạn hạt nhân hoặc phi hạt nhân chiến thuật. Tổng cộng, PLA có khoảng 125 máy bay ném bom H-6K/J/N có khả năng phóng loạt 750 chiếc CJ-20 LACM.

Máy bay ném bom Tu-95MS của Nga, có khả năng bay ra khỏi căn cứ không quân Ukraine ở Amur Oblast, là phiên bản mới nhất được chế tạo từ những năm 1980 của máy bay ném bom 4 động cơ phản lực, lần đầu tiên được đưa vào hoạt động năm 1956. Hiện nay, Nga sở hữu khoảng 60 chiếc như vậy.

16 tên lửa hành trình tấn công mặt đất phóng từ trên không Kh-55, có tầm bắn lên đến 3.000 km, cùng 8 chiếc Kh-101 LACM có tầm bắn lên đến 4.500 km. Cả hai đều mang theo đầu đạn hạt nhân.

Trung Quốc và Nga từng tổ chức các cuộc tập trận máy bay ném bom chung ‘đều đặn’ từ năm 2019, 2020 và 2021. Các cuộc tập trận về sau có thêm một dàn máy bay ném bom riêng của Nga bay về phía tây, có khả năng mô phỏng các cuộc tấn công hạt nhân nhằm vào các căn cứ của Mỹ ở Alaska và các tàu ngầm mang đầu đạn hạt nhân chiến lược của Hải quân Mỹ ở gần Seattle.

Các cuộc tập trận của máy bay ném bom Trung-Nga có lẽ là dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy, Nga có ý định hỗ trợ Trung Quốc nếu nước này tìm cách áp đặt phong tỏa hoặc thậm chí xâm lược Đài Loan.

Thời điểm Nga cử lực lượng tham gia cuộc tập trận chung quy mô lớn ở Trung Quốc hồi tháng 8/2021, cũng là lúc PLA huấn luyện cho quân đội Nga kỹ năng lái xe tăng bánh lốp ZTL-11 của Lực lượng Mặt đất PLA. Loại xe tăng này đươc cho là sẽ ‘góp mặt’ trong cuộc xâm lược Đài Loan.

Ngoài ra, các cuộc tập trận máy bay ném bom giữa Trung Quốc và Nga là dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy, hai nước này đang tham gia vào một số cấp độ phối hợp tấn công hạt nhân.

Các cuộc tập trận chung với máy bay ném bom có ​​khả năng mang đầu đạn hạt nhân được sử dụng để đe dọa các nhà lãnh đạo của Bộ Tứ và tổng thống Mỹ đang trong chuyến công du nước ngoài vào thời điểm đó. Điều này cho thấy, có khả năng Trung-Nga phối hợp các vũ khí hạt nhân tấn công khác như tên lửa đạn đạo tầm trung và liên lục địa.

Sự phối hợp giữa Trung Quốc và Nga về vũ khí hạt nhân tấn công cũng được thể hiện qua bảy năm hợp tác trong lĩnh vực phòng thủ tên lửa hạt nhân. Trong những năm 2016, 2017 và 2019, Trung Quốc và Nga đã tổ chức các cuộc tập trận phòng thủ tên lửa cấp sở chỉ huy mô phỏng.

Các binh sĩ Trung Quốc gây chú ý trong cuộc tập trận chung của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) tại Balykchy, Kyrgyzstan, hôm 19/9/2016. Cuộc diễn tập chống khủng bố chung có sự tham gia của hơn 1.100 binh sĩ đến từ Nga, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan, Uzbekistan và Trung Quốc với tư cách là thành viên của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải. (Ảnh: Vyacheslav Oseledko/Getty Images)

Theo một nguồn tin của Nga, các cuộc tập trận này có sự phối hợp của các hệ thống chống tên lửa tầm ngắn như S-400 của Nga và HQ-9 của Trung Quốc. Tuy nhiên, cả hai quốc gia này đều đang phát triển các hệ thống đánh chặn tên lửa đạn đạo xuyên lục địa.

Ngày 20/11/2020, báo cáo của nhà phân tích Nga Alexander Korolev ghi nhận một quan sát của Bộ Quốc phòng Trung Quốc về cuộc tập trận phòng thủ tên lửa năm 2017: “Nhiệm vụ chính là ‘lập kế hoạch chung cho các hoạt động tác chiến, tổ chức các hoạt động phòng thủ tên lửa phòng không, và hỗ trợ tên lửa lẫn nhau”.

Liệu “hỗ trợ tên lửa lẫn nhau” có bao gồm sự phối hợp của các tên lửa hành trình và đạn đạo liên lục địa được trang bị đầu đạn hạt nhân không?

Trước đó, vào ngày 3/10/2019, ông Putin tuyên bố rằng Nga đang giúp Trung Quốc phát triển một hệ thống cảnh báo sớm phát hiện tên lửa đạn đạo. Ông tuyên bố: “Sự việc này rất nghiêm trọng, sẽ cải thiện triệt để năng lực quốc phòng của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa”.

Mức độ hỗ trợ của Nga đối với hệ thống cảnh báo sớm tên lửa chiến lược tầm xa đang phát triển của Trung Quốc là không rõ ràng. Tuy nhiên, theo nguồn tin của Nga, các công ty radar của Nga đã được thuê để phát triển phần mềm này. Các báo cáo khác cho biết, Nga có thể đã cung cấp công nghệ cảnh báo sớm cho cho cả radar và vệ tinh.

Ngoài ra, báo cáo tháng 11/2020 ghi nhận những lợi thế bổ sung của việc Nga giúp Trung Quốc phòng thủ tên lửa:

“Điều này sẽ mở ra con đường cho việc tích hợp các hệ thống cảnh báo sớm tên lửa của Trung Quốc và Nga. Khi các trạm cảnh báo ở Nga và Trung Quốc được hợp nhất, nó sẽ tăng tốc cảnh báo và đánh chặn một cuộc tấn công tên lửa tiềm tàng. Như vậy, việc tích hợp hệ thống cảnh báo sớm tên lửa của hai nước sẽ tạo điều kiện cho sự hội tụ sâu rộng hơn nữa của Nga-Trung, dẫn đến việc hình thành một chính sách phòng thủ chung”.

Tuy nhiên, nếu năng lực cảnh báo sớm và phòng thủ tên lửa của Nga và Trung Quốc “hợp nhất”, thì nó cũng sẽ tạo điều kiện cho việc phối hợp thực hiện các hoạt động hạt nhân tấn công, có khả năng bao gồm cả một cuộc tấn công hạt nhân lớn đầu tiên nhằm vào Hoa Kỳ.

Một mối đe dọa tấn công hạt nhân tiềm tàng kết hợp giữa Trung Quốc và Nga trở thành vấn đề cần được xem xét nghiêm túc hơn trong bối cảnh Trung Quốc đang “chạy nước rút” để chiếm ưu thế về năng lực hạt nhân so với Hoa Kỳ.

Một tên lửa phóng từ hệ thống phòng không Pantsir-S tại căn cứ quân sự Ashuluk ở miền Nam nước Nga trong cuộc tập trận quân sự “Caucasus-2020”, hôm 22/9/2020. (Ảnh: Dimitar Dilkoff/Getty Images)

Cộng đồng Tình báo Hoa Kỳ đưa ra đánh giá rằng, Trung Quốc có thể sở hữu 1.000 đầu đạn hạt nhân vào năm 2030. Tuy nhiên, kết hợp các con số cơ bản là 360 tên lửa liên lục địa (ICBM) mới với 10 ICBM có khả năng phóng từ tên lửa DF-41, cộng với số lượng ước tính của tên lửa phóng từ tàu ngầm, cho biết, Trung Quốc có thể sở hữu trên 4.000 đầu đạn hạt nhân vào năm 2030.

Về vấn đề này, Nga hiện thừa nhận sẽ sở hữu khoảng 1.500 đầu đạn hạt nhân chiến lược, cùng 2.000 đến 10.000 vũ khí hạt nhân, sau khi thỏa thuận hạn chế hạt nhân New START mở rộng năm 2010 giữa Mỹ và Nga sẽ kết thúc năm 2026.

Một trong những quyết định chiến lược sớm nhất của ông Biden là mở rộng Hiệp ước New START, cố định số lượng đầu đạn hạt nhân chiến lược của Mỹ xuống còn khoảng 1.550. Chính quyền ông Biden vừa hủy bỏ một vũ khí hạt nhân còn tồn tại và rất cần thiết, tên lửa hành trình phóng từ biển mang đầu đạn hạt nhân (SLCM-N).

Giả sử ông Biden nghiêm túc về việc bảo vệ Đài Loan cùng với các đồng minh quân sự của Mỹ ở châu Á, thì điều quan trọng là Hoa Kỳ phải giải quyết mối đe dọa về năng lực phối hợp hạt nhân giữa Trung Quốc và Nga. Điều này rất cần thiết về một “năng lực răn đe mở rộng” đáng tin cậy của Hoa Kỳ để bảo vệ các đồng minh của Washington và ngăn chặn Trung Quốc và Nga bắt đầu cuộc chiến tranh giành Đài Loan.

Washington nên từ bỏ Hiệp ước New START ngay bây giờ và tăng số đầu đạn của Mỹ lên khoảng 3.000.

Tiếp đó, Hoa Kỳ nên tăng cấp độ đầu đạn hạt nhân chiến lược, trang bị một số tên lửa hành trình và đạn đạo tầm trung mới với đầu đạn hạt nhân chiến thuật của Mỹ.

Hơn nữa, để đối phó tốt hơn với các thách thức leo thang hạt nhân của Nga và Trung Quốc, Hoa Kỳ nên hồi sinh năng lực từng có trong Chiến tranh Lạnh bằng đầu đạn hạt nhân chiến thuật và triển khai tới các đơn vị Thủy quân lục chiến và Lục quân Hoa Kỳ.

Cuối cùng, một biện pháp răn đe đảm bảo chống lại mối đe dọa hạt nhân kết hợp Nga-Trung Quốc là chia sẻ một số công nghệ răn đe hạt nhân với Nhật Bản, Hàn Quốc và Úc – một tiền lệ đã được thiết lập bởi hợp tác vũ khí hạt nhân Mỹ-Anh .

Năng lực tấn công và phòng thủ hạt nhân kết hợp Nga-Trung sẽ là mối đe dọa lớn nhất từ ​​trước đến nay đối với Hoa Kỳ và các nền dân chủ đồng minh của họ. Do đó, điều cấp bách là phải chuẩn bị cho việc tăng cường năng lực hạt nhân của Mỹ một cách nhanh chóng và dứt khoát để duy trì khả năng răn đe.

Quan điểm được trình bày trong bài viết này là ý kiến ​​của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của NTDVN.

Tác giả Rick Fisher là chuyên gia cấp cao về các vấn đề quân sự châu Á tại Trung tâm Chiến lược và Đánh giá Quốc tế (Mỹ).

Huyền Anh

Theo The Epoch Times

Related posts