Bài điếu văn của cựu Thủ tướng Taro viếng cựu Thủ tướng Abe khiến Nhật Bản rơi nước mắt

Thanh Hà

Bài điếu văn của cựu Thủ tướng Taro viếng cựu Thủ tướng Abe khiến Nhật Bản rơi nước mắt
Cựu Thủ tướng Taro Aso đọc điếu văn với tư cách đại diện những người bạn của Thủ tướng Abe. (Ảnh: Getty Images)

Ngày 12/7, tại tang lễ cựu Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, Phó Chủ tịch Đảng Dân chủ Tự do, cựu Thủ tướng Taro Aso đã đọc bài điếu văn với tư cách đại diện bạn bè của Thủ tướng Abe. Nội dung của bài điếu văn gây xúc động tâm can, khiến người dân Nhật Bản rơi nước mắt. 

Tình bạn vong niên của 2 cựu thủ tướng

Ông Taro Aso năm nay 81 tuổi, hơn ông Shinzo Abe 14 tuổi. Cả hai đều xuất thân trong gia đình chính trị, và cả hai đều là cựu thủ tướng. Nhưng họ đã không hợp nhau về mặt chính trị ngay từ đầu. Ông ngoại của ông Aso là cựu Thủ tướng Shigeru Yoshida, người đã lãnh đạo Nhật Bản trong 6 năm sau chiến tranh. Tổng thống Mỹ Nixon từng nhận xét về Thủ tướng Shigeru Yoshida rằng: “Ông ấy đã giúp Nhật Bản thoát khỏi tình cảnh khốn khó về quân sự sau chiến bại, và đạt được thắng lợi về kinh tế. Ông ấy là Churchill của Nhật Bản”. 

Ông Taro Aso kế thừa chủ trương “trọng thương khinh binh” của ông ngoại Shigeru Yoshida, đồng thời cống hiến hết mình để phát triển kinh tế. Bản thân gia đình ông giàu có, có ngành khai thác khoáng sản. Trên chính trường, ông khởi tác dụng quan trong đến lĩnh vực kinh tế.

Ông Abe, dưới ảnh hưởng của ông ngoại, cựu Thủ tướng Nobusuke Kishi, dốc sức thúc đẩy việc sửa đổi hiến pháp hòa bình, chủ trương rằng sức mạnh của Nhật Bản không chỉ là kinh tế, mà còn thiết lập khả năng tự cường trong quốc phòng, và chủ trương tăng ngân sách quốc phòng lên 2% GDP. 

Hai người có quan điểm chính trị khác nhau, nhưng đều là những nhân vật quan trọng trong Đảng Dân chủ Tự do, trước những thăng trầm Đảng Dân chủ Tự do bị mất quyền và quay trở lại, cả hai dần trò chuyện hợp nhau. Ông Aso, một người lớn tuổi, cảm phục trước tài năng của ông Abe, dần dần đã đồng ý các chính sách của ông Abe. Trong chính phủ của ông Abe, ông Taro với tư cách là Bộ trưởng Ngoại giao đã dốc sức hỗ trợ ông Abe. 

Hai ông được gọi là liên minh cứng về kinh tế và chính trị của Nhật Bản. Khi chính sách tăng thuế tiêu thụ được thúc đẩy, cả hai cũng có những khác biệt về quan điểm, nhưng điều đó không ảnh hưởng đến đại cục. Phóng viên chính trị Shiro Tasaki gọi họ là “những người bạn tâm giao vượt trên lĩnh vực chính trị”, trong khi công chúng thường ca ngợi ông Aso là “chính nghĩa thấu tình”, cũng có nghĩa là: nghĩa hiệp và mềm mỏng.

File:Shinzō Abe and Tarō Asō.jpg
Shinzo Abe và Taro Aso (Nguồn ảnh: Phạm vi công cộng) 

Bài điếu văn của cựu Thủ tướng Taro Aso viếng cựu Thủ tướng Shinzo Abe 

“Ông Abe, tôi không thể tìm thấy từ ngữ thích hợp vào thời điểm này hôm nay. Ông đã bị bắn trong khi phát biểu trên đường phố trong cuộc tranh cử Thượng viện, bất kể thế nào, điều đó đáng lẽ không bao giờ xảy ra. Đối với tôi, điều này là không thể chấp nhận được. Hơn nữa, người dân cả nước cũng chìm đắm trong nỗi tức giận và nỗi đau buồn không thể nào nguôi ngoai. Không ai có thể diễn tả nỗi lòng này, thậm chí tôi không nghĩ có từ ngữ nào phù hợp để diễn đạt. Chỉ có thể tiếp tục cầu nguyện phước lành cho ông. 

Nhìn lại, tôi và ông đã kết giao trong một thời gian dài. Đôi khi đó là Phó Chánh Văn phòng Nội các và Trưởng ban Chính trị, đôi khi là Thủ tướng và Tổng Thư ký, và đôi khi là Thủ tướng và Phó Thủ tướng. Trong việc thúc đẩy các chính sách, và trong các cục diện chính trị, chúng ta đã xử lý các loại vấn đề khác nhau, chứa đầy mối quan hệ tin cậy với bạn. Trên mọi phương diện, chúng ta đều tin chắc niềm tin vào đất nước Nhật Bản, và lợi ích quốc gia là trên hết, đó là sợi dây gắn kết lớn nhất giữa bạn và tôi. 

Có lẽ nói ra hơi chút ‘bộc lộ’. Chúng ta uống rượu và đàm luận vào các ngày trong tuần, vừa đi dạo trên sân gôn vừa cười đùa vui vẻ, những cảnh tượng đó, giọng nói và nụ cười của ông Abe cứ hiện lên mỗi khi tôi nhắm mắt. 

Những công lao khi ông làm Thủ tướng thì tôi không cần nói, bởi nhiều người biết. Không chỉ đối nội, mà cả đối ngoại, ông chắc chắn là chính khách giỏi nhất mà Nhật Bản thời hậu chiến đã sản sinh ra. 

Trong nhiệm kỳ cầm quyền dài nhất sau chiến tranh, chính sách ngoại giao tích cực của ông Abe, với trí tuệ và lòng dũng cảm kiên định không thỏa hiệp hiếm thấy của ông, khiến cho các nguyên thủ các quốc gia nhìn rõ ngay lập tức, khiến vị thế của Nhật Bản tăng lên nhanh chóng. 

Ngay cả sau khi ông từ chức thủ tướng, trong nhiều tình huống khác nhau, nguyên thủ các nước đã nói: ‘Ông Abe đã nói những gì? ‘. Tôi tự hào là người Nhật. 

Thế giới ngày nay đang trải qua những thay đổi to lớn, tất cả các quốc gia đã mất đi Vương đạo (chính trị nhân đức) mà họ nên đi theo, tất cả đều đang mê lạc, và tất cả đều cần một chiếc la bàn để tiến về phía trước. Lúc này mất ông, đây là tổn thất cực lớn của Nhật Bản, khiến người ta đau đớn cực độ.

Ông đã đi gặp người cha, ngài Shintaro rồi, và ông chắc chắn sẽ ưỡn ngực báo cáo thành tích của ông với người cha tôn kính của ông. Ngoài ra, ông ngoại của ông, ngài Nobusuke Kishi, cũng sẽ tham gia, và cuộc thảo luận chính trị ở đó sẽ sôi động đầy sức sống như hoa khai nở. 

Là một trong những người bạn có mối quan hệ qua lại với gia đình, tôi chân thành thỉnh cầu ông, hy vọng ông linh thiêng sẽ bảo vệ phu nhân Akie, người đã cùng ông đồng cam cộng khổ, người vẫn luôn ở bên và ủng hộ ông cho đến giây phút cuối cùng, và bảo hộ những người thân của ông, hy vọng ông mãi mãi che chở cho mọi người. 

Tôi vẫn còn rất nhiều điều muốn nói với ông Abe, nhưng sớm hay muộn thì tôi cũng sẽ đến chỗ ông, hy vọng lúc đó, chúng ta trò chuyện và cười đùa vui vẻ hơn bao giờ hết. Thành thật mà nói, tôi, ông già này vốn muốn được ông Abe đọc điếu văn cho tôi. Quả thực, tôi vô cùng đau lòng. 

Ngày 12 tháng 7 năm Reiwa thứ 4, cựu thủ tướng, đại diện thân hữu, Taro Aso”

Bài điếu văn này khác với hình thức văn xã giao thông thường trong quan trường, nó thực sự lay động lòng người, và được xã hội Nhật Bản đón nhận nồng nhiệt. Một số người Nhật đã để lại lời nhắn mà nước mắt lưng tròng: “Đời người có một người bạn chí thân như thế, thì còn mong cầu gì nữa!”  Cuối cùng, Liêm Pha đã mang roi đến xin nhận lỗi. (Ảnh: Epoch times)

Bài điếu văn cũng đề cập đến mối quan hệ tin cậy giữa ông Taro và ông Abe được tạo dựng dựa trên lợi ích quốc gia, cũng khiến người ta kính trọng. Tình bạn giữa hai vị cựu thủ tướng sánh với giai thoại Liêm Pha và Lạn Tương Như được ghi chép trong Sử Ký, lấy lợi ích quốc gia là trên hết 

Trong thời Chiến quốc, dũng tướng Liêm Pha của nước Triệu lập được những chiến công hiển hách, được phong tước Thượng khanh. Còn Lạn Tương Như, người xuất thân thấp kém, đã có công “đem ngọc quý trở về nước Triệu”, nên được phong là Thượng đại phu. 

Khi Triệu Vương và Tần Vương hội đàm ở Miễn Trì, Lạn Tương Như giữ được sự tôn nghiêm cho Triệu Vương, vì vậy ông được thăng lên Thượng khanh, địa vị trên cả Liêm Pha. 

Liêm Pha rất không phục vì điều này, và muốn hạ nhục Lạn Tương Như. Sau khi Lạn Tương Như biến chuyện, ông luôn né tránh Liêm Pha ở khắp nơi. Chỗ nào không thể né tránh được thì ông giả mắc bệnh ở nhà.

Những người khác cho rằng Lạn Tương Như sợ Liêm Pha, nhưng Lạn Tương Như nói: “Bây giờ nước Tần sợ nước Triệu của chúng ta, chẳng phải vì có Liêm Tướng quân và tôi đó sao. Nếu chúng tôi tấn công lẫn nhau, hai con hổ đánh nhau, cuối cùng thiệt hại nhất định sẽ là quốc gia. Tôi tránh Liêm Tướng quân là lấy việc quốc gia là trên hết. Tôi và ông ấy là cánh tay trái và cánh tay phải của Triệu Vương, làm sao có thể chỉ vì một chuyện ân oán cá nhân nhỏ nhoi mà bất chấp giang sơn xã tắc được? ”

Liêm Pha rất xúc động sau nghe vậy, nên ông đã cởi trần, mang roi trên lưng, đến xin lỗi Lạn Tương Như. Hai người cuối cùng đã trở thành những người bạn thề cùng sinh tử, chung hoạn nạn, đồng tâm dốc sức phục vụ quốc gia.

Thanh Hà
Theo Visiontimes

Related posts