Khủng hoảng về bản sắc
Các nước phương Tây đang sống trong một thời đại bất thường: Trung Quốc trổi dậy và uy hiếp, kinh tế khủng hoảng, nợ công cao ngất, bộ máy công quyền tê liệt, nạn di dân đe doạ, xã hội bất bình đẳng, dân chúng điêu linh và nổi giận. Quan trọng nhất là trào lưu dân túy giúp cho ông Trump vào Toà Bạch Ốc và đẩy Vương Quốc Anh thống nhất rời khỏi Liên Âu. Đâu là nguyên nhân và giải pháp, khi nền dân chủ tự do đang lâm nguy?
Đã có nhiều lý giải cho vấn đề này, nhưng gần đây nhất, trong tác phẩm Identity: Contemporary Identity Politics and the Struggle for Recognition: The Demand for Dignity and the Politics of Resentment, Francis Fukuyama, nhà khoa học chính trị nổi danh tại Hoa kỳ, cho là khủng hoảng về bản sắc của các nhóm sắc tộc là nguyên nhân và đấu tranh để công nhận nhân phẩm là giải pháp, mà nội dung sẽ được trình bày sau đây.
Hiện trạng
Sau khi chế độ Cộng sản tại Đông Âu và Liên Xô sụp đổ làm cho nền chính trị thế giới thay đổi triệt để và mô hình dân chủ tự do của phương Tây trở nên thu hút hơn tại các nước đang chuyển đổi. Đến đầu thế kỷ XXI, số lượng các cuộc bầu cử tại các nước tăng từ 35 lên 110, nền kinh tế của thế giới phát triển cao độ, sản lượng và dịch vụ tăng gấp bốn lần. 42% người dân nghèo cùng cực trong toàn cầu trong năm 1993 xuống còn 18% trong năm 2008. Triển vọng tăng trưởng còn lan rộng khắp mọi nơi.
Lý giải cho xu hướng này ở các nước đang phát triển là những người giàu có và được giáo dục tốt biết tận dụng lợi thế để hương lợi trong khi các dân làng cũng hưởng một phần nào các tiện nghi như xem truyền hình và kết nối Internet trên điện thoại di động. Trung Quốc và Ấn Độ làm thay công việc trong nền kinh tế chế biến tại Hoa Kỳ và châu Âu nhờ chi phí lao động thấp. Do đó, tăng trưởng kinh tế chung tại phương Tây sút giảm. Nhờ các thành tựu giáo dục, phụ nữ thay cho nam giới trong thị trường lao động. Đặc biệt hơn, các ngành dịch vụ ngày càng lấn chiếm nền kinh tế chế biến và gần đây nhất, ngay tại các nước Đông Á, các máy tự động có đủ thông minh thay cho công nhân có tay nghề thấp. Mặt trái của thành công này là bất bình đẳng xã hội tăng lên khắp nơi.
Nhưng rồi cuộc khủng hoảng tài chính vào năm 2008 và đồng Euro vào năm 2009 làm cho nền kinh tế thị trường không còn vận hành hoàn hảo và mô hình của hệ thống dân chủ tự do không còn thành công như xưa.
Các chuyển biến tương phản nhất là trong khi Trung Quốc và Nga trỗi dậy, thì Hungary, Ba Lan, Thái Lan và Thổ Nhĩ Kỳ biểu hiện độc tài càng nhiều. Các cuộc nổi dậy của người Ả Rập không mang dân chủ cho đất nước, mà thực ra các chế độ được tổ chức lại trong một hình thức khác để nắm quyền chặt chẽ hơn. Nội chiến tại các nước Iraq, Libya, Syria và Yemen tiếp tục tàn phá khốc liệt. Hai biến động ngạc nhiên là Vương quốc Anh thống nhất rời khỏi Liên Âu và Donald Trump thắng cừ tổng thống Hoa Kỳ. tại hai nơi có các nền dân chủ tự do bền vững nhất thế giới.
Tại sao? Sự thay đổi triệt để trong kỷ thuật công nghệ và trào lưu toàn cầu hóa là lý do chính. Qua thời gian, sinh hoạt chính trị phương Tây không hoàn toàn do hai lý do kinh tế này quyết định, mà biến động về bản sắc và chủ nghĩa dân túy nổi lên là hai lý giải khác.
Trước đây, Karl Marx xem các cuộc đấu tranh chính trị như một phản ánh về các xung đột giai cấp. Do đó, phe cánh Tả giải quyết các tranh chấp của công nhân và công đoàn qua chương trình phúc lợi xã hội và tái phân phối lợi tức. Ngược lại, phe cánh Hữu lo giảm bớt tác hại quan liêu và tốn kém của bộ máy công quyền, đồng thời tạo điều kiện thúc đẩy cho nhiều đầu tư hơn vào khu vực tư nhân.
Tuy nhiên, ngày nay, theo phe cánh Tả, một giải pháp bình đẳng kinh tế phải quan tâm đến lợi ích của các nhóm sống bên lề xã hội bị thiệt thòi, các sắc tộc thiểu số, người nhập cư, người tị nạn, phụ nữ và người đồng tính. Trong khi đó, phe Hữu lo bảo vệ truyền thống dân tộc qua kết nối với vấn đề chủng tộc, sắc tộc hoặc tôn giáo.
Nhưng lòng vị kỷ vật chất của các nhóm không là tất cả, mà tôn trọng bản sắc là vấn đề chính trong các cuộc thảo luận khá gay gắt. Bản sắc của các nhóm không được công nhận phù hợp Trong các phương tiện truyền thông, bản sắc đã trở thành một chủ đề chính trị quan trọng, mà cụ thể là sự thù hận của người Mỹ da đen, nạn nhân do cảnh sát bạo hành mất nhân phẩm, quấy rối và tấn công tình dục phụ nữ mà nam đồng nghiệp là thủ phạm. Xã hội Mỹ phân hoá cùng cực mà bản sắc là một khái niệm tổng thể nhằm giải thích những phản ứng dữ dội làm cho nước Mỹ sôi sục.
Do đâu mà có các phản ứng như vậy? Thông thường, hành động của con người được thúc đẩy bởi sự ham muốn vật chất. Suy nghĩ này bắt nguồn từ trong tư tưởng chính trị của các nhà triết học cổ điển phương Tây. Socrate tin rằng ngoài lý trí và ham muốn, có một “thành phần thứ ba” không thể thiếu trong con người, đó là mong muốn được công nhận phẩm giá. Trong tác phẩm Cộng Hòa, Platon gọi đây là thymos, một động lực tinh thần quan trọng khác. Thymos gồm có hai dạng, một là “megalothymia”, nghĩa là mong muốn được tôn trọng như là bậc thượng cấp hay trưởng thuợng, hai là “isothymia”, mọi người muốn được cùng bình đẳng cũng như mọi người khác. Sự trỗi dậy của dân chúng khắp nơi hiện nay là chiến thắng của isothymia đối với megalothymia, các xã hội không còn thừa nhận quyền lực chỉ là dành cho một số ít người ưu tú mà mọi người vốn dĩ đã bình đẳng như nhau. Khi phẩm giá được tôn trọng, thì nền dân chủ tự do có thể vận hành trở lại bình thường. Nếu không, cuối cùng, thất bại này dẫn đến nước Mỹ sụp đổ.
Nhưng bình đẳng theo luật pháp không đương nhiên dẫn đến bình đẳng kinh tế hay thăng tiến xã hội. Mặc dù có thịnh vượng chung, nền kinh tế thị trường tự do tạo ra sự chênh lệch quá mức về thu nhập, bất công này gia tăng trong hơn 30 năm qua trong phần lớn các nước. Hậu qủa là thu nhập bị đình trệ và giới trung lưu bị xuống thang trong xã hội. Đó là lý do tại sao trào lưu dân túy nổi lên khắp nơi.
Ai tham gia trào lưu này? Đương nhiên là tầng lớp công nhân Mỹ. Họ thường có trình độ học vấn trung học hoặc ít hơn. Khi nền kinh tế thế giới đi vào thời kỳ toàn cầu hoá, đa số bị giảm thu nhập hoặc mất việc. Tại các thành phố như Chicago, Detroit và New York, đa số công nhân da đen trong ngành công nghiệp đóng thịt hộp, thép và ô tô bị mất việc làm, một loạt bệnh xã hội nảy sinh: tỷ lệ tội phạm, dịch sử dụng ma túy tăng và cuộc sống gia đình băng hoại, thảm kịch này làm cho tình trạng nghèo túng tiếp nối.
Ảnh hưởng này lan rộng sang tầng lớp công nhân da trắng nông thôn. Trong năm 2016, việc sử dụng ma túy quá liều đã dẫn đến hơn 60,000 trường hợp tử vong, gấp đôi số tử vong do tai nạn giao thông mỗi năm trong cả nước. Tuổi thọ dự liệu đối với nam giới da trắng Mỹ đã giảm từ năm 2013, một điều xảy ra rất bất thường ở một nước phát triển cao. Tỷ lệ trẻ em trong giới lao động da trắng lớn lên trong các gia đình cha mẹ đơn thân đã tăng từ 22% trong năm 2000 lên 36% trong năm 2017.
Nhìn chung, tầng lớp công nhân và trung lưu bất mãn về đời sống hiện tại và lo về tương lai bất trắc. Họ đổ lỗi cho chính quyền là không quan tâm đến họ và cảm thấy nhân phẩm không còn được tôn trọng. Họ không nể trọng giới tinh hoa vì chỉ tìm mọi cách gây áp lực để lo cho quyền lợi phe nhóm.
Mối quan hệ hỗ tương giữa thu nhập và nhân phẩm giúp giải thích tại sao các lời kêu gọi của phe dân tộc cực đoan hoặc tôn giáo bảo thủ đã có hiệu quả hơn giới cánh Tả. Những người cực đoan nói với người bất mãn rằng: “Đất nước không còn là của bạn, phẩm giá của bạn không được tôn trọng, dù bạn luôn là thành viên chủ yếu của một quốc gia vĩ đại, nhưng người nước ngoài, người nhập cư và giới tinh hoa đã dìm cho bạn xuống thấp trong xã hội.“ Các tín hữu cực đoan cũng nói tương tự: “Bạn là thành viên quan trọng trong cộng đồng tín hữu, nhưng bạn đã bị phản bội bởi những người không phải là tín đồ; họ đã đem đến sự nghèo khổ cho bạn.””.
Các phong trào xã hội mới thành hình đòi hỏi mạnh mẽ các yêu sách đủ loại. Phong trào nữ quyền, bảo vệ môi trường thiên nhiên, người tàn tật, người bản xứ, người nhập cư, nam và nữ đồng tính và những người chuyển giới, tất cả cùng có yêu cầu chung là chính quyền phải thực hiện quyền bình đẳng trong Bảng Tuyên ngôn Độc lập và các quyền hiến định. Họ đưa vấn đề tôn trọng bản sắc này thành một trào lưu chung xã hội. Đó là những động lực mạnh nhất đã giúp cho ông Trump vào Toà Bạch Ốc.
Khi xưa Martin Luther King, Jr. yêu cầu đối xử bình đẳng giữa người da đen và da trắng. Nay chiến lược của nhóm Black Panthers có khác hơn. Họ lập luận rằng phân biệt chủng tộc là do lịch sử của chế độ nô lệ để lại và bạo lực của cảnh sát tạo một khoảng cách mà chính quyền không thể hàn gắn. Người da đen có truyền thống và ý thức riêng; tự hào về bản thân vì họ biết họ không giống người da trắng, họ trưởng thành và trải nghiệm do bạo lực và trong phân hoá. Phong trào Black Lives Matter đòi hỏi mọi người phải ý thức hơn về cuộc sống hàng ngày của người da đen, phục hồi công lý cho các nạn nhân do cảnh sát bạo hành. Phong trào đòi nữ quyền tập trung vào việc đối xử bình đẳng đối với phụ nữ trong việc làm, giáo dục, tòa án, v.v. Về cơ bản, nữ quyền đến từ ý thức và kinh nghiệm sống và mục tiêu của phong trào là tạo điều kiện bình đằng trong hành vi và suy nghĩ của phụ nữ như nam giới.
Thuật ngữ “đa văn hóa” đề cập đến một xã hội đa dạng và trở thành một chương trình chính trị gây thu hút đặc biệt cho những người đã bị đánh giá thấp: người Canada nói tiếng Pháp, người Hồi giáo nhập cư hoặc người Mỹ da đen là thí dụ. Đối với họ, không chỉ luật lệ và định chế là cần cải cách, các kinh nghiệm sống của họ, thậm chí ký ức tập thể và các ngày lể cũng cần được công nhận.
Phe cánh Tả xem đa văn hóa là một khởi điểm chung cho các cải cách xã hội trong một quy mô lớn. Trước đây, phe cực Tả theo chủ nghĩa Marx đề cao những lý tưởng cách mạng và cực đoan trong viễn kiến bình đẳng. Phe cánh Tả thuộc Dân chủ Xã hội hiếu hoà hơn, chấp nhận những nguyên tắc chung cho nền dân chủ tự do, nhưng tìm cách mở rộng sự bảo vệ của nhà nước phúc lợi. Nhưng cả hai cho rằng nhà nước cần mở rộng quyền sử dụng dịch vụ xã hội, tiện ích công cộng và tái phân phối tài sản quốc gia cho tất cả là chủ yếu.
Cuối thế kỷ XX, tầng lớp lao động ở hầu hết trong các nền kinh tế công nghiệp đã khá giả hơn và bắt đầu hoà nhập với tầng lớp trung lưu. Thực tế này dẫn đến việc chính quyền không còn ước mơ cho cuộc cách mạng vô sản thành công và bãi bỏ triệt để quyền tư hữu. Cả hai mục tiêu này không còn nằm trong chương trình nghị sự của các chính quyền và đảng phái. Do những khó khăn tài chính gây ra, mục tiêu của một nhà nước phúc lợi không đạt được theo mức độ lý tưởng. Các chính phủ phản ứng bằng cách in thêm tiền, biện pháp táo bạo này dẫn đến nạn lạm phát và các khủng hoảng khác. Khi những động lực khích lệ cho tăng trưởng kinh tế không còn, nó làm cho suy giảm tiết kiệm và tinh thần mạo hiểm trong kinh doanh, trong khi tình trang bất bình đẳng trong xã hội vẫn còn bám rẻ sâu xa.
Theo phe cánh Tả, vấn đề đa văn hóa trở thành một chương trình cải cách chính trị phù hợp với tinh thần bình đẳng. Trước đó, họ nhấn mạnh về vai trò của các tầng lớp lao động và tổ chức công đoàn, nhưng nay họ quan tâm đến các nhu cầu của nhóm người thiểu số bị thiệt thòi, người nhập cư và sắc tộc. Đây là một đối sách không thể tránh khỏi.
Nhằm mục đích thay đổi văn hóa và hành vi, các tố giác của phong trào #MeToo về quấy rối tình dục có kết qủa. Các phản ứng của phong trào Black Lives Matter đã khiến cho các sở cảnh sát ý thức hơn về sự lạm dụng do bạo hành, nhất là cách giải quyết cho phù hợp theo luật hình sự hiện hành. Vai trò của phụ nữ được tôn trọng và họ có thu nhập cao hơn, chẳng hạn như tại thung lũng hoa vàng Silicon và phim trường Hollywood.
Nhìn chung, có sự thay đổi so với trước đây và nhiều luật lệ bảo vệ pháp lý cho các nhóm được ban hành, nhưng chính quyền còn phải lo tiếp tục đối phó với các gánh nặng do phân biệt đối xử, thành kiến và thiếu tôn trọng vô hình khác.
Vì chuyển hướng này mà phe cánh Tả không còn quan tâm đến các vấn đề khủng hoảng toàn diện hoặc cách đối phó chung cho tình trạng rối loạn chức năng trong cấu trúc và tê liệt trong sinh hoạt công quyền. Người Mỹ là nạn nhân của toàn cầu hoá và tự động hóa trong khi việc chênh lệch trong thu nhập là thách thức chính. Phe cánh Tả quy lỗi tình trạng này cho phe cánh Hữu và lập luận là Đảng Cộng Hòa tiến nhanh về phía cực Hữu hơn là đảng Dân Chủ di chuyển theo hướng ngược lại. Nhưng cả hai đảng đã rời khỏi tâm điểm và làm mất đi những cử tri trung thành. Trong tiến trình này, quyền lợi của các tầng lớp lao động đã không được cả hai đảng quan tâm đúng mức.
Mỗi xã hội đều có quan điểm nhất định về giá trị chung, nhưng vấn đề bản sắc làm thay đổi triệt để trong phạm vi tự do ngôn luận. Việc phải đạo chính trị là một thí dụ, đó là tiêu chuẩn xã hội của phe cánh Tả đưa ra nhằm ngăn cấm mọi người biểu lộ công khai quan điểm đối nghịch. Do đó, nhiều phát biểu khó được chấp nhận và các ranh giới mới xuất hiện. Những cách diễn đạt bình thường trở thành công kích, đe dọa, thách thức, thoá mạ và không còn biểu thị cho sự thông cảm chung. Trong thực tế, chỉ có một số nhỏ thuộc phe Cánh Tả hỗ trợ cho các lý do phải đạo trong chính trị, nhưng phe Bảo Thủ tố giác là toàn bộ phe cánh Tả theo chủ trương này triệt để.
Khi vận động tranh cử tổng thống Mỹ, ông Trump gây thu hút quần chúng với một cá tính bất thường; ông có những tuyên bố bất nhất và gây phản cảm trong công luận, nó ít vi phạm đến việc hoạch định chính sách hay phải đạo trong chính trị mà là trong đạo đức cơ bản cho cá nhân. Nhiều người ủng hộ không nhất thiết phải chấp nhận những lời lẽ thái quá của ông Trump, ngược lại, họ thán phục và cho là ông bạo dạn, không sợ bị áp lực khi thể hiện một đặc tính chân thực: thoá mạ, cao ngạo, nhưng ít nhất ông dám nói những gì mà ông nghĩ, mặc dù hành vi đó, trong thời kỳ trước đó, sẽ phải chịu thất cử.
Với một kết quả 51.9% dân Anh đã quyết định rời khỏi Liên Âu. Đa số người cao tuổi ờ nông thôn ủng hộ cho việc ra đi vì việc ở lại là không thiềt thực cho quyền lợi về bảo hiểm y tế. Vấn để không thuần túy nằm trong việc công nhận bản sắc, mà là thái độ lũng đoạn của chính giới bất tài. Hai Đảng Bảo thủ (Tories) và Đảng Độc lập Anh (UKIP) lèo lái một chiến dịch mị dân chống Brexit: Anh phải trả khoảng 350 triệu bảng Anh hàng tuần cho Liên Âu, số tiền thuế này cần lấy lại để sử dụng cho các dịch vụ y tế trong nước. Thực ra, lập luận này là sai lạc, nhưng đã thu phục.
Fukuyama nhận ra tình trạng 11 triệu người nhập cư bất hợp pháp đang sống và làm việc, kể cả phạm pháp trong nước Mỹ. Đúng là một di sản mà các vị tổng thống tiền nhiệm gây ra, nay trờ thành một tình thế đe doạ cho đất nước và ông Trump cần có giải pháp cấp thời. Fukuyama không nêu ra một giải pháp mới khả thi mà đề cập đến hai giải pháp có sằn từ lâu: luật quốc tịch và chương trình hội nhập; cho dù cải thiện hai giải pháp này đến đâu cũng không thể bảo đảm cho người nhập cư hội nhập thành công.
Tuy nhiên, tầng lớp lao động da trắng sống ở nông thôn ủng hộ ông Trump triệt để khi cảm thấy đang bị giới tinh hoa quốc tế và đô thị bỏ quên. Họ làm cột trụ chính cho phong trào dân túy và mở đường cho một nền chính trị về bản sắc của phe cánh Hữu: có phân biệt ở mức cực đoan rõ ràng nhất.
Ông Trump đã trực tiếp đóng góp cho tiến trình này khi quảng bá cho thuyết âm mưu. Ông nghi ngờ về khả năng hội đủ điều kiện tranh cử tổng thống của ứng cử viên Barack Obama, không quan tâm đến việc David Duke, cựu lãnh đạo Ku Klux Klan, ủng hộ ông. Khi một thẩm phán Liên bang Mỹ chống lại Đại học Trump, ông cho là “không công bằng”. Sau cuộc bạo động ở Charlottesville, Virginia, vào tháng 8 năm 2017, ông Trump cho rằng có “những người rất tốt ở cả hai bên.”
Nhờ ông Trump, tinh thần bài ngoại của dân da trắng đã thành một trào lưu chính. Cổ vũ cho quyền của phụ nữ, người da đen hoặc người đồng tính là được chấp nhận về mặt chính trị, nhưng khi ủng hộ cho quyền của người Mỹ da trắng lại bị gán ít nhiều cho là phân biệt chủng tộc. Phe cánh Tả cho rằng xác nhận bản sằc của một cộng đồng là phản ánh quan điểm lịch sử. Điều đó rõ ràng là đúng. Phe bảo thủ cho là các nhóm thiểu số nhận được nhiều lợi thế cũng như quan điểm phải đạo chính trị làm ngăn trở cho tự do ngôn luận, đó là phóng đại mức độ. Thực tế cho thấy là ít nhiều người Mỹ da đen tiếp tục bị cảnh sát bạo hành và phụ nữ vẫn bị tấn công và quấy rối tình dục.
Làm sao để phe cánh Hữu chấp nhận lập luận của phe cánh Tả trong khi người da trắng đang là nạn nhân xã hội? Các cấu trúc chính trị và xã hội lổi thời phải chịu trách nhiệm về sai lầm này, đặc biệt là các phương tiện truyền thông và cơ chế lâu đời trong nền chính trị, tất cả cần phải được thay đổi triệt để, mà hầu hết các vấn đề băng hoại xã hội hiện nay đang được nhìn thấy qua thấu kính bản sắc.
Vấn đề bản sắc được xây dựng dựa trên đặc tính chung về nhân phẩm, đích thực đó là thành phần cơ bản nội tại cho mọi người. Các chương trình cải cách của cả hai phe cánh Tả và Hữu phải tiến hành, nhưng tiến trình thu phục nhân tâm còn nhiều khó khăn. Vấn đề không phải là từ bỏ ý tưởng về bản sắc phe cánh, mà là xác định bản sắc quốc gia và gây hội nhập hơn trong sự đa dạng của thực tế. Khi bản sắc không được công nhận và xã hội áp chế làm cho sự oán giận phát sinh, đó là nhu cầu phản ứng tự nhiên của mọi người. Các đòi hỏi chung của xã hội hiện nay là công nhận bản sắc và phẩm giá. Chính quyền phải làm gi trước hiện tình như vậy? Fukyama đề nghị các giải pháp cho vấn đề.
Giải pháp
Dù tuân thủ tinh thần hiến định, trọng pháp, bình đẳng và hưởng lợi từ qua những đóng góp kinh tế, dù vô hình, do người nhập cư bất hợp pháp, Hoa Kỳ chưa thành công trong việc xây dựng tinh thần dân tộc toàn diện. Những vấn đề nhập cư chắc chắn sẽ còn nhiều thay đổi trong khi chính quyền không thể đề cao nhân phẩm chung chung, nó tùy thuộc vào một số điều kiện sống của từng cá nhân qua các tương tác xã hội, xác định bởi chủng tộc, giới tính, nơi làm việc và trình độ giáo dục.
Mặc dù trong các nhóm nhỏ có tinh thần tự quản, nhưng bản sắc chung là cái gì đó rộng lớn hơn có thể kết nối mọi người không giống nhau, khi tất cả nhận ra một điểm chung nhau. Vì vậy, thay vì đưa họ xa nhau, trong sự tôn trọng lẫn nhau, tất cả có thể dựa các hình thức rộng hơn, nên xem bản sắc dân tộc không phải là đặc điểm, kinh nghiệm sống cá nhân, quan hệ lịch sử hay niềm tin tôn giáo mà là các giá trị chính và niềm tin chung, xem đó như là tín ngường. Ý tưởng này khuyến khích tất cả xác định lý tưởng nền tảng của quốc gia và sử dụng các chính sách công để thuyết phục những người mới đến.
Còn Châu Âu? Vấn đề có khác hơn. Nền dân chủ xã hội châu Âu được xây dựng trong sự nêu cao tinh thần đoàn kết trong công đoàn và công nhân và lấy mức bảo vệ phúc lợi xã hội là giải pháp. Nhưng đến thời đại toàn cầu hóa, phe cánh Tả ủng hộ cho một hình thức đa văn hóa nhằm kết hợp những người mới nhập cư vào nền văn hóa quốc gia. Trong tinh thần hoài cổ, phe cánh Hữu cho là khái niệm dân tộc đang lu mờ. Họ nhìn nền văn hóa quốc gia qua đặc điểm sắc tộc hay tôn giáo. Theo họ, trong quá khứ, người nhập cư không có vai trò đóng góp đáng kể trong việc phát triển cho xã hội.
Hiện nay, khó khăn chính là khả năng giải quyết vấn đề băng hoại xã hội của Cơ quan Liên Âu. Một chương trình nghị sự đa văn hoá như vậy không thể đạt đến đồng thuận trong một cơ chế khổng lồ với 28 quốc gia. Chuyện dể hiểu vì các thành viên luôn nhiệt tình bảo vệ từng nền văn hoá quốc gia, sẵn sàng phủ quyết bất kỳ cải cách nào nhân danh văn hoá Liên Âu. Do đó, bất kỳ giải pháp nào khả thi thường ở cấp độ quốc gia và luật về quốc tịch là một vấn đề thảo luận chung.
Quyền công dân của một nước dựa trên huyết thống, jus sanguinis, nghĩa là theo dòng máu của bố mẹ. Hiện nay, đang có ý kiến cho là nên áp dụng luật quốc tịch mới dựa trên lãnh thổ, jus soli, quyền công dân dành cho ai sinh ra trên lãnh thổ. Nhưng châu Âu cũng nên áp dụng như luật nhập tịch của Hoa Kỳ. Ngoài việc phải chứng minh cư trú liên tục trong năm năm, ứng viên sẽ có thể đọc, viết và nói tiếng Anh cơ bản; kiến thức tổng quát về lịch sử và sinh hoạt công quyền; có đạo đức tốt (nghĩa là không có tiền án); và thể hiện sự gắn bó với các nguyên tắc lý tưởng bằng cách tuyên thệ trung thành với hiến pháp Hoa Kỳ.
Trầm trọng nhất hiện nay là việc giải quyết vấn đề di dân. Liên Âu không đủ khả năng kiểm soát ngoại biên, trong khi các nước Hy Lạp và Ý không đủ thẩm quyền, phương tiện, nhân sự, tài trợ và hỗ trợ chính trị để chận đứng dòng người nhập cư. Hệ thống tự do di chuyển trong Liên Âu sẽ không bền vững khi vấn đề kiểm soát ngoại biên chưa được giải quyết.
Tại Hoa Kỳ, việc thi hành luật di trú không nhất quán. Đó là một đặc điểm của thời Obama. Nhưng cam kết xây dựng bức tường tại biên giới Mexico của ông Trump còn tranh cải. Điều cần thiết là phải tìm ra các biện pháp cho vấn đề hiện có khoảng 11 triệu người nhập cư bất hợp pháp, đã ở Mỹ và đang làm công việc hữu ích nuôi gia đình và tuân thủ pháp luật như công dân cư trú hợp pháp; một số ít phạm pháp cũng như người Mỹ bản xứ. Làm sao chế tài các tổ chức đưa người và những người Mỹ thượng lưu và trung lưu thuê người lao động bất hợp pháp rẻ tiền? Có ý tưởng cực đoan cho rằng chính quyền buộc tất cả những ai vi phạm luật nhập cảnh và hình sự phải về nguyên quán, giải pháp này vô lý và khó khả thi. Những biện pháp giải quyết còn đang tiếp tục gây nhiều tranh luận trong chính giới và công luận. Phe cánh Hữu tìm cách cách trục xuất, phe cánh Tả chấp nhận cho hội nhập, xem đó là nghĩa vụ của nền dân chủ tự do. Cả hai quan điểm có giá trị tương đối.
Theo Fukuyama, chiến lược tốt nhất để hội nhập người nhập cư vào trong bản sắc quốc gia dân tộc là nên xem giải pháp này là một sự đa dạng lành mạnh và tín điều cho xã hội. Một chương trình xây dựng chung bắt đầu với giáo dục công cộng. Trong nhiều thập niên, nội dung môn công dân giáo dục đã suy giảm, không chỉ cho người nhập cư mà kể cả cho người Mỹ bản xứ. Các chương trình song ngữ và đa ngôn ngữ đã trở nên phổ biến và đã được thương mại hoá tối đa, nhưng bằng chứng cho thấy là chương trình này làm trì trệ trong việc học tiếng Anh. Nâng cao bản sắc đề ra một yêu cầu chung là tinh thần phục vụ quốc gia. Cụ thể là người nhập cư cam kết thi hành nghĩa vụ quân dịch hoặc làm việc trong vai trò dân sự, chẳng hạn như làm việc trong các trường học hoặc dự án công ích hay bảo tồn môi trường.
Sự thể trở nên khó khăn hơn khi số lượng người nhập cư ngày càng nhiều. Họ có xu hướng trở nên tự túc và tự quản, không còn cần kết nối với các nhóm khác mà còn gây áp lực cho các tổ chức khác. Một chính sách hoà nhập toàn diện sẽ giải quyết các hệ lụy của vấn đề nhập cư, trong đó có vấn đề bản sắc, khi người nhập cư có việc làm, nộp thu và là công dân hợp pháp.
Nhận xét
Fukuyama đặt vấn đề bản sắc trong bối cảnh tranh cử để giải thích cho việc suy tàn của nền chính trị dân chủ phương Tây một cách đặc sắc. Không còn khái niệm nào khác hơn để diễn tả tình trạng chung hiện nay chính xác bằng bản sắc. Trong bối cảnh xã hội phân hoá, các hậu quả của khủng hoảng bản sắc là các phe nhóm trỗi dậy và Trump thắng cử. Nhưng giải pháp của Fukuyama đề ra có hữu hiệu không, đó là vấn đề.
Dù đa số dân da trắng còn chiếm ưu thế trong mọi sinh hoạt xã hội vả chính giới và trí thức ngày càng xa rời quần chúng, nhưng bản sắc các nhóm thiểu số đang trổi dậy không là một khái niệm giới hạn nhất thời dùng trong phạm vi tranh cử. Nội dung bản sắc có giá trị toản diện và trường kỳ, một tiêu chuẩn sâu xa và bền vững qua thời gian mà Fukuyama không nêu lên đặc tính lịch sử trong vấn đề Brexit.
Với một kết quả 51.9% dân Anh đã quyết định rời khỏi Liên Âu. Đa số người cao tuổi ờ nông thôn ủng hộ cho việc ra đi vì việc ở lại là không thiềt thực cho quyền lợi về bảo hiểm y tế. Vấn để không thuần túy nằm trong việc công nhận bản sắc, mà là thái độ lũng đoạn của chính giới bất tài. Hai Đảng Bảo thủ (Tories) và Đảng Độc lập Anh (UKIP) lèo lái một chiến dịch mị dân chống Brexit: Anh phải trả khoảng 350 triệu bảng Anh hàng tuần cho Liên Âu, số tiền thuế này cần lấy lại để sử dụng cho các dịch vụ y tế trong nước. Thực ra, lập luận này là sai lạc, nhưng đã thu phục.
Fukuyama nhận ra tình trạng 11 triệu người nhập cư bất hợp pháp đang sống và
làm việc, kể cả phạm pháp trong nước Mỹ. Đúng là một di sản mà các vị tổng
thống tiền nhiệm gây ra, nay trờ thành một tình thế đe doạ cho đất nước và ông
Trump cần có giải pháp cấp thời. Fukuyama không nêu ra một giải pháp mới khả
thi mà đề cập đến hai giải pháp có sằn từ lâu: luật quốc tịch và chương trình
hội nhập; cho dù cải thiện hai giải pháp này đến đâu cũng không thể bảo đảm cho
người nhập cư hội nhập thành công.
Fukuyama không thấy trong thực tế là có nhiều người nhập cư hưởng được quyền cư trú hợp pháp, cơ hội làm lại cuộc đời mà lại phạm tội đại hình. Sau khi thi hành án, họ không khả năng để tái hội nhập xã hội đến đổi toà di trú phải ra lệnh trục xuất về nguyên quán, nguyên nhân sâu xa này vượt khỏi phạm vi của khoa tội phạm học và là vấn đề siêu hình đáng suy nghĩ. Do đó, khi Fukuyama tổng hợp hai giải pháp và đơn giản hoá làm thành một luận điểm chung là không thuyết phục
Cuối cùng, Fukuyama xem việc công nhận nhân phẩm và hội nhập xã hội như là một niềm tin tôn giáo, nhưng không nêu nội dung tín điều nào, một khiếm khuyết mà giáo lý Phật giáo có thể bổ sung.
Tinh thần vô ngã của cá nhân trong thế gian vô thường có thể sẽ là một định hướng giáo dục phù hợp cho xã hội Mỹ. Quán thân tự tại và phát triển Bồ để tâm trong từng con người Mỹ, bất kể là bản xứ hay nhập cư, trong các mối tương tác trong xã hội, con người, môi trường và thú vật hy vọng sẽ đem lại tinh thần bình đẳng, tương thuộc, hiếu hoà, khoan dung và đạo đức. Giá trị nhân bản cao cả của giáo lý Phật giáo đang thu hút phương Tây, nhưng có thể định hình cho một đối sách hữu hiệu trong cuộc khủng hoảng bản sắc hiện nay hay không, là một vấn đề còn cần tìm hiểu và vượt qua khuôn khổ của bài giới thiệu sách này.
TS.Đỗ Kim Thêm