“Bỉnh chúc vô minh quang tận diệt
Trọng ngân bạc phúc sản tất vong”
Đó là 2 câu thơ mà người trong nước lâu nay truyền tụng là 2 câu ‘sấm Trạng Trình’ có ý nghĩa thời đại.
Hai câu thơ này có nghĩa là “Ngọn đèn mà tối tăm thì ánh sáng mất hết, Xem nặng tiền bạc mà nhẹ phước đức thì tài sản sẽ mất hết”.
Thế nhưng theo lời bàn, 2 câu sấm này ứng vào tình hình đất nước hiện nay vì những chữ chính trong hai câu ‘sấm thời đại’ này là tên của bộ tứ nắm quyền sinh sát hiện nay
“Bỉnh chúc vô minh QUANG tận diệt,
TRỌNG NGÂN bạc PHÚC sản tất vong”.
Chính vì thế, khi Trần Đại Quang, Chủ tịch nhà nước chết vì bệnh (lạ) hồi tháng Tám năm ngoái 2018, dân gian lại càng bàn tán xôn xao nhiều hơn mỗi khi có tin về tình hình sức khỏe của các lãnh tụ đảng và nhà nước CSVN.
Theo lời bàn –và cách suy luận của dân chúng thì- hai câu này có ý nghĩa sâu xa là “Trần Đại Quang (đã) chết, tiếp theo sẽ là Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Thị Kim Ngân rồi tới Nguyễn Xuân Phúc và (thế là) chế độ cộng sản sẽ sập!”.
*
Trong tuần này, tin tức về Nguyễn Phú Trọng –người đang nắm giữ cả 2 chức vụ cao cấp nhất của chế độ -Tổng bí thư đảng và Chủ tịch nước- phải nhập viện ngay trong ngày sinh nhật lần thứ 75 đang gây chấn động mạng xã hội.
Hôm 14/4/2019, Lê Nguyễn Hương Trà, một blogger được xem là người luôn có nhiều tin nóng hổi và đáng tin cậy về những chuyện bên trong của giới lãnh đạo đảng và nhà nước CSVN Việt Nam, nhất là thường loan tin trước cả các báo chí quốc doanh, đã biết trên tài khoản facebook cá nhân của mình rằng
“Tổng Bí Thư, Chủ Tịch Nước Nguyễn Phú Trọng đang ở Nội B, Bệnh Viện Đa Khoa Kiên Giang. Cả Rạch Giá đang nóng rực, công an vây kín bệnh viện. Hiện nhiều bác sĩ ở Bệnh Viện Chợ Rẫyđang được điều xuống. Bí Thư Thành Ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân cũng bay trực thăng!”
Ít giờ sau facebooker Lê Nguyễn Hương Trà lại cập nhật: “Xuất viện 15:35 bằng trực thăng. BCA (Bộ Công An?) được lệnh phong tỏa khu vực BV Chợ Rẫy. 17:30: đã chụp MRI ở Chợ Rẫy. Tối 14.4: chưa tỉnh. Đang còn theo dõi, ổn thì đưa về Hà Nội.”
Sau đó, một loạt các trang facebook khác cũng loan lại tin này và facebook của Người Buôn Gió, một cây bút thường viết về tình hình Việt Nam còn có thêm nhiều chi tiết cập nhật hơn nữa mà không ai có thể kiểm chứng.
Một trong những đoạn tin ngày 14/4 của Người Buôn Gió viết: “Do thời tiết nắng nóng đột ngột và di chuyển nhiều ông bị chóng mặt, choáng. Bác sĩ xác định cần chuyển viện về Chợ Rẫy để xử lý”. Sau đó Người Buôn Gió cho biết tiếp: “Trọng bị chảy máu não nhưng tình hình đã dần ổn định và đang chuẩn bị chuyển ra Hà Nội.”
Tờ báo mạng Thời Báo của nhà báo Lê Trung Khoa ở Đức, cũng dẫn nguồn tin của blogger Lê Nguyễn Hương Trà, tức Cô gái Đồ Long thì viết
“Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng vẫn trong tình trạng hôn mê sau khi bị đột quỵ (tai biến mạch máu não) ở Kiên Giang chiều 14 Tháng Tư, 2019. Hiện ông đang nằm ở khoa hồi sức cấp cứu bệnh viện Chợ Rẫy và bị liệt nửa người bên trái. Hiện tại Bộ Công An CSVN đang phong toả toàn bộ khu vực này.”
Lần lượt trang mạng của tờ Thời Báo (thoibao.de) đã đăng tải hình ảnh và các đoạn video:
– Đoàn xe cấp cứu chở Nguyễn Phú Trọng chạy ra từ Thành ủy Kiên Giang 14/4/2019
– Máy bay trực thăng đón Nguyễn Phú Trọng đi cấp cứu từ Kiên Giang chiều 14/4/2019
– Đoàn xe chở Nguyễn Phú Trọng đến bệnh viện Chợ Rẫy chiều 14/4/2019
– Đoàn xe chạy qua đường Hoàng Văn Thụ lúc 15 g 09, từ bệnh viện Chợ Rẫy thẳng hướng sân bay Tân Sơn Nhất hôm 16/4/2019.
Và bản tin ngày 16/4 của tờ Thoibao.de tả rõ chi tiết về việc Trọng đã được đưa về BV Quân Y 108 ở Hà Nội như sau:
“Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã được đưa về bệnh viện 108 Hà Nội.
Hôm nay 16/4/2019 sau khi được cáng lên chuyến bay của Vietnam Airlines tại TP.HCM, khởi hành đi Hà Nội lúc 15:30 ( giờ VN). Tới sau 17 giờ máy bay đã hạ cánh xuống sân bay Nội Bài, Hà Nội.
Ngay sau khi máy bay hạ cánh tại sân bay Nội Bài, đoàn xe hộ tống cùng các xe cứu thương, bác sĩ đã đợi sẵn, đưa thẳng bệnh nhân Nguyễn Phú Trọng vào nội thành Hà Nội, đi phía trước là nhiều xe cảnh sát dẹp đường, bảo vệ an ninh.
Đúng 18:15” (giờ Việt Nam) xe cứu thương đã đến Bệnh Viện Trung Ương Quân Đội 108.
Nguyễn Phú Trọng nằm trên cáng thương, được đưa ngay vào Khoa A11 điều trị tích cực của bệnh viện này, tại đây đã có các bác sĩ đầu ngành đợi sẵn và lập tức tiến hành các biện pháp nghiệp vụ.
Được phép trực tiếp thăm Nguyễn Phú Trọng chỉ có 2 người là Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban bí thư Trần Quốc Vượng và Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến.
Các cán bộ cấp cao khác, khi biết tin đến thăm đều bị từ chối, không cho vào.
An ninh tại khoa A11 được thắt chặt, các bác sĩ, y tá được lệnh “cất toàn bộ điện thoại và các phương tiện có thể chụp, ghi hình”.
Một Ủy viên Trung ương đảng tiết lộ “Tình trạng sức khỏe của ông Nguyễn Phú Trọng khá căng”.
Hiện nay Nguyễn Phú Trọng đang nằm tại tầng 2, Khoa A11. Cũng ở tầng này Lê Đức Anh đang được điều trị ở căn phòng mé bên trái.
Khoa A11 điều trị tích cực cũng là nơi Võ Nguyên Giáp, Đỗ Mười, Trần Đại Quang nằm điều trị trước khi qua đời.
Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 tại Hà Nội đang được canh phòng nghiêm ngặt.
*
Trong khi đó bộ máy cầm quyền của đảng và nhà nước CSVN hoàn toàn không lên tiếng trước những tin này và cũng không đề cập gì đến sức khỏe của Nguyễn Phú Trọng. Cả bộ máy truyền thông quốc doanh cũng không loan tin gì về việc Trọng bị nhập viện tại Kiên Giang hay ở thành Hồ!
Tuy nhiên hai trang web mang tên Trọng và Phúc là nguyenphutrong.org và nguyenxuanphuc.org, trong hai ngày liên tiếp đã đưa ra những bản tin cảnh báo về “thông tin xuyên tạc vấn đề sức khỏe của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng.”
Bản tin ngày 16/4 trên trang nguyenphutrong.org nói rằng “xuyên tạc sức khỏe của TBT, CTN nước Nguyễn Phú Trọng để câu view, làm công cụ đánh bóng tên tuổi, là điều mà đối tượng Lê Nguyễn Phương Trà thực hiện trong những ngày qua, làm dậy sóng dư luận.”
Còn bản tin trên trang nguyenxuanphuc.org cũng ra ngày 16/4 nói rằng “vấn đề sức khỏe của các vị lãnh đạo Việt Nam thường xuyên là “đề tài” để các phần tử xấu lợi dụng, thêu dệt nên những câu chuyện xuyên tạc, gây hoang mang dư luận.”
Những tin tức liên tiếp trên mạng về Trọng nhiều đến nỗi Google trend, một công cụ thống kê về số lượt tìm kiếm trên mạng hôm 14/4 cho thấy tin về Nguyễn Phú Trọng đứng trong danh sách 5 từ khóa được tìm nhiều nhất với hơn 200 ngàn lượt tìm kiếm.
Trong khi đó, hệ thống truyền thông trong nước do nhà nước kiểm soát hoàn toàn không nói gì về sức khỏe của Trọng mà tất cả chỉ đăng tải hình ảnh và tin về chuyến thăm Kiên Giang vào buổi sáng ngày 14/4 rồi không nói gì thêm sau đó. Ra vẻ, hệ thống truyền thông nhà nước chỉ muốn cho thấy Nguyễn Phú Trọng vẫn khỏe mạnh vào buổi sáng ngày 14/4 khi làm việc với các giới chức cầm quyền ở Kiên Giang. Theo báo chí nhà nước thì Nguyễn Phú Trọng có chuyến làm việc tại Kiên Giang trong hai ngày 13 và 14/4 để xem xét và chỉ thị cho tỉnh này về “thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội, an ninh – quốc phòng, đối ngoại, công tác xây dựng Đảng..”
Thí dụ như tờ Tuổi Trẻ hôm 14/4 tường thuật: “Sáng 14/4, TBT, CTN Nguyễn Phú Trọng đã làm việc với cán bộ chủ chốt tỉnh Kiên Giang; nghe Bí Thư Tỉnh Ủy Kiên Giang Nguyễn Thanh Nghị (con trai cựu Thủ Tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng) báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ từ sau Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ X, nhiệm kỳ 2015-2020 đến nay.”
*
Thật ra đây không phải lần đầu mạng xã hội lan truyền tin Trọng “bị bệnh nặng”. Hồi tháng 12/2017 báo chí nhà nước đồng loạt đăng tin “TBT Nguyễn Phú Trọng chủ trì cuộc họp của Bộ Chính Trị về công tác cán bộ” sau khi có tin đồn Trọng “bị đột quỵ ngay giữa cuộc họp, phải chở sang Singapore cấp cứu.” vì không thấy Trọng xuất hiện trong buổi tiếp xúc cử tri tại quận Tây Hồ, Hà Nội, hôm 29/11/2017.
Tình hình sức khỏe của giới lãnh tụ đảng và nhà nước CSVN lâu nay vẫn là chuyện cấm kỵ ở Việt Nam. Vì vậy, người dân trong nước thường chỉ biết đến qua tin tức lan truyền trên mạng xã hội, khởi nguồn từ các blogger được cho là “có nguồn nội bộ nên biết rõ chuyện cung đình.” Hệ thống truyền thông nhà nước CSVN thì chỉ loan tin khi nhân vật nào đó chính thức qua đời. Tuy nhiên, nguyên nhân chết hay tình trạng bệnh tật chỉ “được” loan báo rất “sơ sài, đại cương.” Thí dụ điển hình như những trường hợp đã xảy ra trước đây của nguyên Bí thư Đà Nẵng, Trưởng Ban Nội Chính Trung Ương Nguyễn Bá Thanh hay nguyên Chủ tịch nhà nước Trần Đại Quang qua đời vì “virus hiếm”. Đáng lưu ý, tuy CSVN đã lập hẳn một cơ cấu chuyên môn mang tên Ban Bảo Vệ, Chăm Sóc Sức Khỏe Cán Bộ Trung Ương dành riêng cho bọn lãnh đạo cao cấp của đảng nhưng hầu hết các lãnh tụ và quan chức cao cấp CSVN khi bị bệnh thì đều chọn đưa ra ngoại quốc chữa trị (chẳng hạn như Nguyễn Bá Thanh đi Mỹ trước khi mất, Trần Đại Quang đi Nhật trước khi mất, Phùng Quang Thanh (nguyên bộ trưởng Quốc Phòng) đi Pháp, Đinh Thế Huynh (Thường trực Ban Bí Thư) đi Nhật v.v
*
Như vậy, đâu là sự thật?
Có phải Chủ Tịch nhà nước kiêm Tổng Bí Thư CSVN Nguyễn Phú Trọng đã tắt thở? Hay Trọng đã rơi vào hôn mê? Tại sao lại chọn dấn thân vào Kiên Giang, căn cứ địa (hay hang ổ?) của gia đình cựu Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng, người nổi tiếng về tham nhũng, để rồi bệnh đột qụy (theo rất nhiều bản tin không chính thức nhưng đã được các cơ quan truyền thông quốc tế lớn như RFA và BBC loan tin như chắc chắn đã xảy ra? Phải chăng đây là một đòn bí ẩn của tình báo Trung Cộng ám sát Trọng để gây ra bất ổn trong nội bộ cầm quyền CSVN hầu Bắc Kinh có thể thao túng mạnh và sâu hơn nữa? Hoặc liệu có phải tin Nguyễn Phú Trọng xỉu và lâm trọng bệnh ngay đất nhà của kẻ thù Nguyễn Tấn Dũng chỉ là tin đồn không chính xác?
Dù thế nào đi nữa, tin Nguyễn Phú Trọng bất ngờ ngả bệnh (nặng) cũng đã phơi bày trần trụi tình trạng bất ổn thường trực và mầm mống chia rẽ, mâu thuẫn sẵn sàng thanh toán lẫn nhau trong nội bộ CSVN.
Một số nhà quan sát trong nước có nhiều hiểu biết tường tận về CSVN cho rằng “việc CSVN không để Trọng điều trị và dưỡng bệnh tại BV Chợ Rẫy, nơi có dàn bác sĩ chuyên môn hàng đầu VN hiện nay về khoa Thần kinh và Não bộ mà phải chuyển về BV108 tận Hà Nội –dù rằng việc di chuyển một bệnh nhân sau cơn đột quỵ là điều cần phải tránh càng nhiều càng tốt- có nguyên do là nỗi lo sợ đặc biệt về an ninh”.
Trước hết, việc chẩn đoán và đề nghị biện pháp điều trị cho cán bộ lãnh đạo cao cấp của CSVN rất phức tạp vì BS nào cũng sợ trách nhiệm. Trước khi quyết định điều trị, luôn luôn Ban bảo vệ sức khỏe trung ương đảng CSVN đều phải thỉnh thị ý kiến của các nhân vật đầu não của Bộ Chính Trị cùng nhữn “Cố vấn cấp cao” –tức những nhân vật lãnh đạo đã về hưu.
Vì thế, CSVN quyết định phải chuyển về BV 108 ở trung ương điều trị là tối ưu, nhưng việc này đưa tới một hậu quả nghiêm trọng là “nếu không chữa trị kịp thời, nạn nhân xuất huyết não nếu sống được là may chứ khó lòng bình phục.”
Khi đó, đảng và nhà nước CSVN phải đối phó với một nguy cơ khủng hoảng là “khoảng trống quyền lực nảy sinh ra vấn đề ai sẽ nắm thực quyền tạm thời cho đến đại hội đảng 13 trong khi không có ai đủ uy tín và thực lực trong đảng, nhà nước, chính phủ, quân đội, công an CSVN để nắm quyền tuyệt đối!”
Một số nhà quan sát đã điểm qua những khuôn mặt hàng đầu của CSVN –sau Nguyễn Phú Trọng- hiện nay với nhận định như sau:
“Trần Quốc Vượng, Bí thư Trung ương đảng, mới nổi trong đảng nhưng không đủ khả năng thu phục các phe phái. Đương kim Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bị coi là nhân vật vô ơn bạc nghĩa hầu như ai cũng ghét, hoặc chỉ bằng mặt nhưng không bằng lòng; Phạm Minh Chính đang cố ra sức phát huy vai trò trưởng ban tổ chức trung ương (như Lê Đức Thọ trước đại hội 6 sau khi Lê Duẩn chết) để vận động cho mình nhưng chưa thấy có kết quả tới đâu.
Từ khi Nguyễn Phú Trọng dùng thủ đoạn gọi là tập trung quyền lực vào đảng mà thực chất chỉ là chiêu bài Trọng tập trung quyền lực vào tay mình, cho thấy nền dân chủ ở VN bị bóp nghẹt không những ngoài xã hội, mà ngay cả trong nội bộ đảng CS cũng không còn dân chủ mà chỉ có một nỗi khiếp sợ, e dè trước một nhà độc tài chuyên chế sẵn sàng đè bẹp bất cứ kẻ nào dám đụng chạm đến quyền uy của mình.
Bộ máy quyền lực độc tài CS dưới tay Trọngcó vẻ như đang cai trị rất vững mạnh nhưng thật ra đó cũng là điểm yếu sinh tử của chế độ vì quyền lực cộng sản tập trung trong tay một cá nhân với một khoảng cách khá xa với bọn đồng chí trong đảng.
Vì thế, nếu Nguyễn Phú Trọng chết hoặc trở nên tàn phế, bất toại vì cơn đột quỵ, xuất huyết não vừa mới xảy ra cuộc chiến tranh giành quyền lực độc tôn trong đảng CSVN sẽ diễn ra cực kỳ khốc liệt, thậm chí có thể dẫn đến tan rã đảng cộng sản. So với trường hợp trước kia khi Lê Duẩn chết, lúc bấy giờ Trường Chinh còn ít nhiều có được sự cả nể trong trung ương để tạm thời tiếp quản chiếc ghế mà Duẩn để lại, giúp cho trung ương đảng CSVN có thời gian sắp xếp tìm nhân sự và hướng đi.
Ngày nay với kiểu xây dựng hình ảnh cá nhân, độc tài quyền lực như minh quân, lãnh tụ tối cao mà Trọng đang dành cho mình thì đó cũng chính là Trọng đã đào hố sẵn để chôn đảng CSVN vào một ngày không xa, khi y chết đi.
Thế nên, thời điểm hiện nay, nếu Nguyễn Phú Trọng đột tử hoặc tàn phế khi chưa đặt ra người kế nhiệm, chuyện đó có thể là cơ hội lớn để Việt Nam thay đổi thoát khỏi áp lực Trung Cộng cũng như ách cai trị của đảng CSVN.
Người dân Việt Nam tin rằng Sản tất vong là lẽ đó!
.
Phạm Thạch Hồng