Câu chuyện đằng sau sự tháo chạy trên thị trường trái phiếu quốc tế — và liệu xu hướng này có tiếp tục đến năm 2023

Andrew Moran

Câu chuyện đằng sau sự tháo chạy trên thị trường trái phiếu quốc tế — và liệu xu hướng này có tiếp tục đến năm 2023
Các nhà giao dịch làm việc trên sàn của Sở Giao dịch Chứng khoán New York (NYSE) trong phiên giao dịch sáng ở thành phố New York, hôm 06/09/2022. (Ảnh: Michael M. Santiago/Getty Images) Hoa Kỳ

Đây là một năm đáng quên đối với thị trường tài chính toàn cầu, và năm 2022 vẫn còn một quý nữa. Trong khi cổ phiếu đã chiếm hầu hết sự chú ý cho việc bán tháo trong năm nay, thì kể cả các tài sản trú ẩn an toàn cũng đã rơi mạnh, bao gồm cả thị trường trái phiếu quốc tế, thị trường đã trải qua những diễn biến tồi tệ nhất trong vài thập niên.

Theo các nhà phân tích của Bank of America, trái phiếu toàn cầu lần đầu tiên rơi vào thị trường giá xuống sau 73 năm sau khi giảm khoảng 20% ​​so với mức đỉnh.

Các nhà đầu tư đã từ bỏ mọi thứ từ Trái phiếu Kho bạc Hoa Kỳ đến trái phiếu Vương quốc Anh cho đến trái phiếu Đức. Các chỉ số thị trường trái phiếu toàn cầu đã giảm từ đầu năm đến nay, chẳng hạn như Vanguard Total World Bond ETF (giảm 14%), iShares Global Govt Bond UCITS ETF (giảm 20%), và Invesco Total Return Bond ETF (giảm 18%). Chỉ số Trái phiếu Tổng hợp Toàn cầu (chưa có phòng hộ) của Bloomberg giảm khoảng 15% so với mức cao nhất hồi tháng 01/ 2021.

Vậy, yếu tố nào đang gây ra tình trạng hỗn loạn thị trường quốc tế này? Tất cả đều liên quan đến các ngân hàng trung ương.

Câu chuyện đằng sau việc bán tháo

Yếu tố góp phần quan trọng nhất trong cuộc tắm máu năm nay đối với trái phiếu toàn cầu là các nỗ lực thắt chặt chính sách tiền tệ của các ngân hàng trung ương, cho dù là Cục Dự trữ Liên bang hay Ngân hàng Trung ương Vương quốc Anh. Các nhà giao dịch đang dự đoán lãi suất cao hơn khi trên toàn thế giới các ngân hàng này chống lại lạm phát tăng cao. Khi các nhà đầu tư định giá theo các mức lãi suất cao hơn, họ đã bán trái phiếu chính phủ với tốc độ nhanh chóng, đưa các mức lợi suất lên mức chưa từng thấy trong nhiều năm.

Thường thì, lợi suất tăng và giá giảm sẽ cho thấy nhu cầu trái phiếu ít hơn vì các nhà đầu tư đang đổ xô vào các tài sản có rủi ro cao. Nhưng thay vào đó, hầu hết các thị trường tài chính lại đang suy giảm khi ngân hàng trung ương Hoa Kỳ mạnh tay thắt chặt tiền tệ và các điều kiện kinh tế ở Liên minh Âu Châu cũng như ở Anh suy yếu.

Ảnh minh họa tờ 100 USD, franc Thụy Sĩ, bảng Anh, và tiền giấy euro, chụp tại Warsaw, Ba Lan, hôm 26/01/2011. (Ảnh: Reuters/Kacper Pempel/Ảnh tư liệu)

Các nhà nghiên cứu Jim Reid, Henry Allen Luke Templeman, và Adrian Cox của Deutsche Bank đã viết trong một ghi chú nghiên cứu: “Yếu tố làm cho giai đoạn hiện tại này thậm chí còn tệ hơn trong lịch sử là chúng ta đang chứng kiến ​​giá trị danh nghĩa giảm sâu, mà đối với nhiều quốc gia, là chưa từng xảy ra trong một thời gian dài trước đây ngoài khi có chiến tranh hoặc vỡ nợ.”

Lợi suất chuẩn kỳ hạn 10 năm của Hoa Kỳ nhanh chóng đạt mức 4% hôm 28/09, lần đầu tiên sau 12 năm. Tuần lễ từ 18-24/09, lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 2 năm cũng tăng trên 4.2%, lên mức cao nhất kể từ tháng 08/2007.

Ông Kenny Fisher, nhà phân tích thị trường tại OANDA, đã viết trong một ghi chú: “Các thị trường đang thể hiện sự tôn trọng lành mạnh đối với thái độ cứng rắn của Fed, ngay cả sau khi lạm phát đã yếu đi trong hai báo cáo lạm phát vừa qua. Có một số lạc quan rằng chu kỳ tăng lãi suất hiện tại đang kết thúc.”

Ở ngoại quốc, thị trường trái phiếu chính phủ Vương quốc Anh tuần này vô cùng biến động khi lợi suất tăng, từ các công cụ kỳ hạn ngắn đến các công cụ kỳ hạn dài hơn. Lợi suất trái phiếu của Vương quốc Anh đã đạt được mức tăng đột biến hàng tháng lớn nhất kể từ năm 1957. Lợi suất trái phiếu 10 năm đã tăng khoảng 20 điểm căn bản hôm 29/09 lên khoảng 4.21%.

Ở Vương quốc Anh, tình hình hỗn loạn đến mức Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) đã phải can thiệp bằng cách tạm dừng bán trái phiếu và hiện có kế hoạch tạm thời mua lại trái phiếu chính phủ Vương quốc Anh dài hạn để “khôi phục lại điều kiện thị trường một cách trật tự.”

Ngân hàng Trung ương Anh cho biết trong một tuyên bố: “Nếu tình trạng rối loạn trên thị trường này tiếp tục hoặc xấu đi, thì sẽ có rủi ro lớn đối với sự ổn định tài chính của Vương quốc Anh. Tình huống này sẽ dẫn đến việc thắt chặt các điều kiện tài chính một cách không có cần thiết và giảm dòng vốn tín dụng vào nền kinh tế thực.”

Việc bán tháo diễn ra sau khi Thủ tướng Anh Liz Truss công bố cái gọi là ngân sách nhỏ để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và ngăn chặn suy thoái. Các nhà phân tích thị trường đã nhanh chóng chỉ ra rằng biện pháp này sẽ ngăn ngân hàng trung ương đạt được mục tiêu mới là kiềm chế lạm phát giá tràn lan.

Nhưng quyết định can thiệp của giám đốc ngân hàng trung ương Anh Andrew Bailey dẫn đến suy đoán rằng các ngân hàng trung ương khác có thể làm theo BoE và xoay trục [chính sách].

“Nếu nỗi lo sợ tăng trưởng không ngăn được các ngân hàng trung ương, thì rủi ro hệ thống có thể,” các chiến lược gia của ING Benjamin Schroeder, Antoine Bouvet. và Padhraic Garvey viết trong một ghi cớc những căng thẳng mang tính hệ thống khi sự kiểm soát chính sách tiền tệ được thắt chặt hơn nữa trên toàn cầu.

Từ hôm 27/09. Tuy nhiên, thị trường đang có nhiều dấu hiệu đáng lo ngại hơn trước.

Một tràng biến động sẽ kéo dài vào năm tới?

Các nhà đầu tư có thể dự đoán tình trạng kiểu này sẽ kéo dài đến năm 2023 không?

Theo ông Quentin Fitzsimmons, nhà quản lý danh mục đầu tư cao cấp tại T. Rowe Price, các điều kiện thị trường trái phiếu sẽ đảo ngược, vì có thể có dấu hiệu rằng lạm phát đã đạt đỉnh và lo ngại suy thoái toàn cầu ngày càng tăng. Nếu lạm phát đạt đỉnh là thực, thì các nhà đầu tư sẽ bắt đầu tìm kiếm lợi nhuận thực tế (đã điều chỉnh theo lạm phát) từ các khoản đầu tư của họ. Nếu một cuộc suy thoái kinh tế xảy ra, thì nhu cầu về tài sản trú ẩn có thể được phục hồi.

“Do phải chiến đấu với lợi suất thấp quá lâu, lãi suất tăng mạnh trong năm nay có thể sẽ thúc đẩy nhu cầu mạnh mẽ từ các quỹ bảo hiểm và hưu trí,” ông Fitzsimmons viết trong một ghi chú. “Với tình trạng nguồn vốn tích cực, nhiều tổ chức này giờ đây sẽ tìm cách để chốt theo các mức lãi suất tăng mạnh gần đây để bù đắp các khoản nợ dài hạn.”

Ông Steven Jon Kaplan, Giám đốc điều hành của True Contrarian Investments, cho rằng các nhà đầu tư cuối cùng sẽ quay trở lại các tài sản trú ẩn an toàn, chẳng hạn như trái phiếu chính phủ và kim loại quý.

“Lý thuyết căn bản của tôi là trong tất cả các thị trường giá giảm thực sự, thì trước tiên, cổ phiếu và trái phiếu sẽ cùng nhau giảm giá, cùng với vàng và nhiều tài sản khác. Nhưng sau đó, các nhà đầu tư dần phân biệt và bắt đầu tích cực mua các tài sản trú ẩn an toàn, bao gồm trái phiếu chính phủ liên bang, vàng, bạc, và các tài sản liên quan,” ông Kaplan nói với The Epoch Times. “Quá trình phân hóa này thường bắt đầu sau nửa năm đến một năm trong thị trường giá giảm, trạng thái thị trường này đã bắt đầu hôm 04/01/2022 và có thể kéo dài khoảng toàn bộ ba năm.”

Ông lưu ý rằng mô hình này đã xảy ra ba lần trước đó: năm 1929, năm 1973, và năm 2000.

Thử thách tiếp theo đối với thị trường trái phiếu toàn cầu có thể xảy ra hôm 30/09, khi chỉ số giá Chi tiêu cho Tiêu dùng Cá nhân (PCE) hồi tháng Tám, thước đo lạm phát ưa thích của Fed, được công bố. Chỉ số giá PCE được dự báo sẽ giảm xuống 6.2%, trong khi chỉ số giá PCE cốt lõi, không bao gồm các lĩnh vực thực phẩm và năng lượng dễ bay hơi, dự kiến ​​sẽ tăng lên 4.7%.
Andrew Moran

Ông Andrew Moran đưa tin về kinh doanh, kinh tế, và tài chính. Ông từng là một nhà văn và phóng viên trong hơn một thập niên ở Toronto, với các bài viết trên Liberty Nation, Digital Journal, và Career Addict. Ông cũng là tác giả của cuốn sách “The War on Cash” (“Cuộc Chiến Tiền Mặt”).

Vân Du biên dịch

Related posts