Báo chí quốc tế bình luận về ngày 26-9-2021, là ngày mãn nhiệm của TT Angela Merkel và bầu cử Quốc hội Đức

Đỗ Kim Thêm tuyển dịch*

26-9-2021

Ảnh chụp phòng họp chính của Quốc hội Đức (Deutschen Bundestags) tại Berlin. Nguồn: © picture-alliance/ dpa/ Flashpic

Lời người dịch: Đức tổ chức cuộc bầu cử Hạ viện lần thứ 20 vào ngày 26/9/2021. Nhân dịp này sẽ có 47 đảng tham gia ứng cử để cho 60,4 triệu cử tri lựa chọn.

Theo các cuộc thăm dò hiện tại, có 6211 ứng cử viên tranh 598 ghế dân biểu và bảy đảng có thể lọt vào Hạ viện. Hạ viện mới có các nhiệm vụ chính là lập pháp, bầu cử Thủ tướng Liên bang, kiểm soát chính phủ và thông qua ngân sách. Hạ viện được bầu bốn năm một lần.

Trong cuộc bầu cử năm nay, có nhiều cử tri trên 50 tuổi hơn người dưới 50 tuổi. Tính đến 19 giờ ngày 26/9, kết quả còn ngang ngửa cho hai chính đảng CDU và SPD:

– 24,7% thuộc Union (CDU-CSU)

– 24,9 % thuộc SPD

– 14,8 % thuộc Grüne

– 11,3 % thuộc AfD

– 11,2 % thuộc FDP

– 8,1 % thuộc các đảng khác

– 5,0 % thuộc Linke.

Tin tức chi tiết về diễn tiến và kết quả bầu cử vẫn đang cập nhật.

Cũng vào ngày này, bà Angela Merkel sẽ từ giả chính trường, sau 16 năm làm Thủ tướng và 31 năm làm dân biểu.

Nhưng vấn đề là bà sẽ để lại những gì cho nước Đức? Liệu Đức sẽ có một khởi đầu mới đầy hứa hẹn hay lại trở thành kẻ ốm yếu của châu Âu trong 4 năm kế tiếp?

Hầu hết các quan sát viên quốc tế đều có những các bình luận khác nhau. Sau đây là bản dịch những ý kiến tiêu biểu.

***

Angela Merkel. Nguồn: David Iliff

Báo DIE PRESSE của Áo nhìn lại một cách nghiêm túc về những tuần qua:

“Hiện tượng trong cuộc vận động tranh cử này là logic theo kiểu một cuộc song đấu (hoặc tay ba) của truyền hình Mỹ cho chức thủ tướng, không phải của một cuộc bầu cử Quốc hội và do đó lựa chọn theo đảng chính trị.

Trên các phương tiện truyền thông, việc đề cao cá nhân hóa hoàn toàn này sau kỷ nguyên của bà Angela Merkel có thể là điều dễ hiểu, nhưng về mặt chính trị thì không.

Trong mọi trường hợp, đảng CDU sẽ phải tự đổi mới, như đã từng làm sau Helmut Kohl. Armin Laschet không đạt khả năng phán đoán khá hơn, đã được chọn làm người đứng đầu, trong phe đối lập, ông sẽ không lãnh đạo đảng trong thời gian dài, với tư cách là Thủ tướng, ông sẽ có nhiều vấn đề để cải thiện.

Nhưng CDU cũng sẽ tồn tại trong một liên minh CDU-SPD và FDP. Nói cách khác: Đức sẽ tiếp tục được dẫn dắt bởi các bên, thậm chí có thể là ba bên. Đảng Xanh trong mọi trường hợp nên tham gia chính quyền, FDP có cơ hội khá tốt“.

Nhật báo KLEINE ZEITUNG tại Áo cũng tóm tắt cuộc bầu cử như sau:

“Đức đang bỏ phiếu, không chỉ là về vấn đề chọn người kế nhiệm Thủ tướng cho bà Angela Merkel mãn nhiệm. Bảo vệ khí hậu, số hóa, di chuyển bằng điện cơ hoá và những biến động liên quan trong ngành công nghiệp ô tô như một ngành công nghiệp chính yếu của Đức – đất nước đang phải đối mặt với những thách thức to lớn. Ứng cử viên Thủ tướng Liên minh Armin Laschet đang kêu gọi một ‘thập kỷ hiện đại hóa’.

Annalena Baerbock thuộc đảng Xanh kêu gọi lập một ‘chính phủ lo về khí hậu’, trong khi Olaf Scholz (SPD) hứa hẹn lo cho ‘công việc vững chắc và bảo vệ khí hậu’.

Điều này cho thấy rằng, ứng cử viên SPD là hiện thân gần gũi nhất của người Đức về sự liên tục và tình trạng an ninh. Phương cách cũ sẽ không thể được giữ nguyên như vậy. Nó giống như năm 1998 sau 16 năm của Helmut Kohl – với sự lựa chọn hướng đi ngày nay, nước Đức sẽ quyết định tốc độ hiện đại hóa”.

Nhật báo JYLLANDS-POSTEN tại Arhus, Đan Mạch, cho rằng:

“Đức hiện nay đang bị tụt hậu nhiều thứ: sự chuyển hướng lo cho bảo vệ môi sinh, số hóa, bộ máy hành chính trong khu vực công, sự chuyển đổi của ngành công nghiệp nặng theo yêu cầu của thời đại mới.

Tuy nhiên, việc các đảng trong tương lai kết hợp với nhau trong việc điều hành để thành lập một liên minh sẽ mang tính quyết định.

Cuộc bầu cử vào Chủ Nhật này có thể gây ra những hậu quả sâu rộng đối với Đức và các nơi khác trong châu Âu. Ngay cả khi giới đánh cược trong các cuộc đua ngựa có lý thì Angela Merkel sẽ còn xử lý thương vụ chức thủ tướng vào năm tới”.

Nhật báo OBSERVER của Anh viết khá chi tiết trong một bài báo: “Vĩnh biệt Mutti” và công nhận công lao của Thủ tướng Merkel đối với Đức và châu Âu. Ấn tượng về bà Merkel như một nhân vật lãnh đạo thu hút về mặt đạo đức, vượt ra ngoài tinh thần đảng phái nhỏ bé đang phổ biến ở Đức và ở nước ngoài.

Trong những năm dưới thời Donald Trump, bà được ca ngợi là người bảo vệ cuối cùng của trật tự quốc tế tự do. Vào tuần trước, Boris Johnson đã gọi bà là ‘người khổng lồ’ của nền ngoại giao.

Và ngay cả Alexis Tsipras, thủ tướng cánh tả không may mắn của Hy Lạp, người bị bà Merkel buộc phải sống trong chính sách tiết kiệm trong nhiều năm, cũng không gì khác hơn là ngưỡng mộ ‘tấm chân tình’ của bà.

Ngay cả những người chỉ trích bà cũng sẽ thừa nhận là, trong nhiều trường hợp bà có đức tính đúng đắn theo chuẩn mực.

Sau khi bà Merkel ra đi, những người hâm mộ bà sẽ nhắc nhở chúng ta rằng, bà là một chính trị gia hoàn toàn không tham nhũng; thật khó để tưởng tượng rằng bà kiếm tiền như là một nhà vận động hành lang hay thậm chí chỉ là một diễn giả”.

Nhật báo WASHINGTON POST của Mỹ không tìm thấy gì ngoài lời khen ngợi dành cho Thủ tướng sắp mãn nhiệm:

“Sau khi nắm quyền tại Đức và châu Âu trong một thời gian dài, bà Merkel đã để lại một di sản trong tinh thần lãnh đạo nghiêm túc, kiên nhẫn, trong đó bà vừa nêu rõ và vừa nêu gương về các giá trị dân chủ.

Điều này đặc biệt quan trọng vào thời điểm mà các nhà lãnh đạo của các quốc gia phương Tây khác không có – gồm cả các nước láng giềng châu Âu của Đức như Hungary và Ba Lan và cả Hoa Kỳ trong nhiệm kỳ tổng thống của Donald Trump.

Danh hiệu mà nữ Thủ tướng đầu tiên của Đức nhận được từ những người Mỹ ngưỡng mộ là ‘Nhà lãnh đạo của Thế giới Tự do’ – là hơi quá đà, nhưng lại có cơ sở.

Cho dù đó là về việc ngăn chặn sự suýt sụp đổ của đồng tiền chung châu Âu hay đối phó với đại dịch coronavirus, bà Merkel vẫn giữ một cái đầu lạnh lùng, trong khi nhiều người xung quanh bà thất bại. Đức được hưởng lợi từ sự ổn định chính trị, tăng trưởng kinh tế và ảnh hưởng ngoại giao lớn hơn”, đó là bảng tổng kết của WASHINGTON POST.

Điều này được nhìn nhận một cách nghiêm túc hơn bởi một vị khách mời viết bài bình luận trên nhật báo TAGESANZEIGER của Thụy Sĩ:

Chúng ta biết rằng, Đức là một quốc gia an toàn; Đức nguy hiểm hơn nhiều khi làm mọi thứ có thể để tỏ ra vô hại. Vô địch thế giới về giải cứu khí hậu, vô địch thế giới về chính trị đạo đức, vô địch thế giới về sự hy sinh vì Liên hiệp châu Âu.

Merkel từ chức. Những gì còn sót lại? Sự kinh ngạc, CDU đã bị tiêu hao, ngay cả khi vẫn thắng vào Chủ nhật này. Quốc gia? Mệt mỏi nếu không muốn nói là nản lòng. Nền kinh tế của Đức hoạt động trì trệ như thể không có chuyện gì xảy ra.

Nếu người Thụy Sĩ chúng tôi ngưỡng mộ người Đức vì điều gì, thì thực tế là họ đã sống sót qua mọi chế độ”.

Đó là kết luận của TAGESANZEIGERS từ Zurich.

Nhật báo LA NUEVA ESPANA phát hành tại Oviedo, Bắc Tây Ban Nha cho biết:

Đó là sự kết thúc của một kỷ nguyên đối với Đức, đối với châu Âu và cả phần còn lại của thế giới. Một người Đông Đức bảo thủ chống lại mọi khó khăn, đã vươn lên đứng đầu nền chính trị thế giới, đang rời chính trường sau 16 năm và sau nhiều cuộc khủng hoảng khác nhau.

Trên cương vị thủ tướng tạm quyền, bà Merkel vẫn sẽ phải đối phó với các cuộc đàm phán khó khăn đang chờ khi các Đảng của Đức thành lập chính phủ. Thời đại của bà Merkel sắp kết thúc, với những lời khen ngợi và những lời chỉ trích, ánh sáng và bóng tối – và trên hết là người ta có cảm giác là nếu không có bà, nước Đức sẽ đối mặt với một thời kỳ bất ổn trầm trọng hơn”.

Tờ NEW YORK TIMES cho rằng, Đức chưa chuẩn bị tốt cho những thách thức trong tương lai:

“Có những dấu hiệu cho thấy, Đức dễ bị tổn thương về kinh tế, mất khả năng cạnh tranh và không chuẩn bị cho một tương lai mà nền công nghệ và sự cạnh tranh giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đang hình thành”.

Mặt khác, tờ báo Bỉ DE STANDAARD nhận định, trong cuộc vận động tranh cử, Armin Laschet có nhiều khiếm khuyết:

“Trong chiến dịch tranh cử của ứng cử viên Đảng Dân chủ Thiên chúa giáo trong chức vụ thủ tướng, Laschet đã có một vài cú ngã trượt làm tổn hại đến uy tín. Với dáng vẻ bên ngoài vụng về (trong vùng lũ lụt) gây ám ảnh Laschet cho đến ngày nay. Laschet tạo khoảng cách với các ứng cử viên thuộc các đảng Đỏ và Xanh, họ là những người dường như đã thấy kết hợp được nhau. Laschet cảnh báo về những hậu quả nếu họ lên nắm quyền. Tất cả các nhà phân tích đều cho rằng đó là dấu hiệu của sự yếu kém”.

Tuần báo ECONOMIST, tạp chí có ảnh hưởng rất mạnh của Anh đã lên tiếng ủng hộ cho ứng cử viên Olaf Scholz (SPD). Trang nhất của tạp chí “Economist” tuần này tung ra bức tranh về một con đại bàng đang gục ngã, phía trên có dòng chữ: “Đã đến lúc phải thay đổi. Sự hỗn loạn mà Merkel đang để lại“.

Mặt khác, theo một bình luận của nhật báo NEUE ZÜRCHER ZEITUNG, Thụy Sĩ, dường như không bị thuyết phục về bất kỳ lời đề nghị nào. Trái ngược với những gì Armin Laschet tuyên bố, nước Đức đã không đạt được bất kỳ tiến bộ nào trong 16 năm qua.

“Đức trở nên cồng kềnh và ì ạch, mệt mỏi và no đủ như hai đảng phái đã định hình bấy lâu nay. Tất cả đều là những người khổng lồ rõ ràng. Thật hài lòng khi cuộc bầu cử này diễn ra rộng rãi, các liên minh có thể cai trị đất nước trong bốn năm tới cũng không thuyết phục. Một đảng thực sự thuộc về trung tâm hồi sức, và những đảng khác đôi khi có ý tưởng chính trị ra khỏi nhà thương điên”.

*Tổng hợp từ các nguồn SpiegelDeutschlandfunk Bình Luận từ Facebook

Related posts