Ngày 17/02/1979 Trung Quốc mở cuộc tấn công trên toàn cõi biên giới phía Bắc của Việt Nam.
Tính chất phi nghĩa của cuộc chiến tranh đó cả thế giới đều rõ. Tuy nhiên ngay tại Trung Quốc Chính quyền Bắc Kinh vẫn tiếp tục tuyên bố đó là một cuộc chiến tranh chính nghĩa, nhằm dạy cho Việt Nam một bài học, vì thái độ bá quyền xâm lược Cambodia và khiêu khích Trung Quốc.
Nhưng một mặt khác, chính quyền Trung Quốc tìm cách xóa sạch những tư liệu lịch sử về cuộc chiến này, không kỷ niệm, không vinh danh những cựu chiến binh Trung Quốc đã hy sinh hay đã bị thương trong cuộc chiến nói trên.
Chính những cựu chiến binh này đã dần dần trình bày cho dư luận Trung Quốc và cả thế giới thấy thêm bản chất thực sự của cuộc chiến, ý đồ chính trị của chính quyền Bắc Kinh và thái độ coi thường mạng sống của binh sĩ cũng như của người dân của chính quyền cộng sản Trung Quốc.
Có cựu chiến binh đã nhận định tính mạng binh sĩ Trung Quốc chỉ có giá tiền ngang một con lợn và đặt vấn đề vì sao Trung Quốc đem tiền đi viện trợ nước khác ở khắp nơi mà không có những người bạn thực sự? Vì sao Trung Quốc phải tiến hành cuộc chiến tranh chống Việt Nam năm 1979?
Nhiều cựu binh nhận định ràng chiến tranh phản kích tự vệ chống Việt Nam là một cuộc chiến có vấn đề nghiêm trọng về cả hoạch định lẫn chỉ huy, cần phải nhìn nhận lại… Cuộc chiến đó thương vong quá nhiều. Quân đội ta (tức Trung Quốc) không thể hiện được ưu thế về trang bị và chiến thuật; hệ thống hậu cần và tiếp tế hỗn loạn, thiếu sự hiệp đồng giữa bộ binh – xe tăng và mặt đất – trên không, không quân và tên lửa chiến lược không tham chiến. Vũ khí nhẹ quân lính sử dụng quá cũ, không thực hiện được áp chế hỏa lực…
Sĩ quan chỉ huy chiến trường hầu như không biết tác chiến hiệp đồng binh chủng. Chiến tranh không đạt được mục đích “trừng phạt Việt Nam, phá hủy tiềm lực và tài nguyên, sát thương quân chủ lực và phá hoại chiến lược quân sự”, cũng không đạt mục tiêu chiến lược chính trị “làm Việt Nam tan rã, giúp chính phủ mới thân Hoa lên cầm quyền”.
Có binh sĩ cho rằng toàn bộ cuộc chiến là sự thật bại rõ ràng, ngu xuẩn, duy chỉ có một mục đích đã đạt được đó là giải quyết được vấn đề ai nắm quân đội trong nội bộ đảng cộng sản Trung Quốc.
Tổng kết lại giới học giả Trung Quốc nêu ra 11 vấn đề có liên quan đến cuộc chiến chống Việt Nam năm 1979.
- Về nguyên nhân gây chiến tranh, đến nay vẫn chưa được giải thích công khai, chính thức và thuyết phục. Thậm chí tướng Trương Thắng, nguyên Cục trưởng Cục Tác chiến/Tổng bộ Tham mưu (con trai nguyên Bộ trưởng Quốc phòng Trương Ái Bình) cũng thừa nhận ngay Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc lúc đó cũng không rõ vì sao phải tiến hành chiến tranh chống Việt Nam.
- Mục đích chiến lược cơ bản không đạt được. Trong cuộc chiến tranh đó, Trung Quốc chiếm ưu thế tuyệt đối cả về binh lực lẫn hỏa lực, nhưng chúng ta không đạt được mục đích chiến lược là tiêu diệt 2 sư đoàn chủ lực 316A và 316B của Việt Nam.
- Trang bị tiên tiến chỉ để trưng bày. Khi đó Trung Quốc có các trang bị hiện đại máy bay, xe tăng, tên lửa, nhưng do những người chỉ huy không biết tác chiến hiệp đồng nên các trang bị đó trở thành đồ trang trí.
- Vấn đề giải quyết thương binh cực kỳ kém cỏi. Nhiều thương binh do chưa được học cách sơ cứu đơn giản đã bị đưa ra chiến trường nên sau khi bị thương vì mìn, không biết cách cầm máu đã bị chết vì chảy kiệt máu. Không có đủ thuốc men, các đơn vị quân y hầu như không biết làm gì trong thực tế chiến trường, cứ bỏ mặt cho thương binh chết sống mặc bây.
- Chiến thuật biển người được sử dụng tối đa, không hiệu quả, gây thương vong khủng khiếp cho quân Trung Quốc. Một binh sĩ kể lại “Vừa khai chiến, bộ đội đã ào ạt kéo lên. Khi tôi ở điểm cao 796, nhìn xa nhìn gần, khắp mặt đất toàn xác chết quân ta. Khi đó tôi đã phẫn nộ nói với Tham mưu trưởng: “Một đứa trẻ cũng không chỉ huy tồi như thế”. Một quả pháo, một loạt đạn của đối phương đều gây cho quân ta tổn thất nhân mạng nghiêm trọng”.
- Pháo nhỏ bắn bừa, pháo lớn thì hạn chế. Hỏa lực pháo đi kèm bắn không hạn chế đạn, các loại trọng pháo 152 ly và 130 ly thì đều hạn chế, có lúc phải được Tổng bộ tham mưu phê chuẩn mới được bắn, nhưng lính thì tung ra chiến trường không hạn chế.
- Hiện tượng tự thương trên chiến trường liên tiếp xảy ra. Để trốn tránh đi đánh nhau, một số binh lính sau khi vượt biên “đánh kẻ xâm lược” đã tự gây thương tích để được rời khỏi chiến trường.
- Mức tiền trợ cấp cho người bị thương chỉ được cấp 15 tệ (Nhân dân tệ) tiền thương tật, đó là tiêu chuẩn thời nội chiến với Tưởng Giới Thạch, chỉ bằng 1/100.000 mức tiêu chuẩn của Anh, Mỹ cùng thời kỳ, trong khi lúc đó GDP của Trung Quốc cũng không chênh lệch với các nước này lớn đến mức ấy.
- Tiền tuất cho lính tử trận chỉ tương đương giá một con lợn. Khi đó gia đình mỗi liệt sĩ chỉ được 300 tệ tiền tuất, đúng bằng giá một con lợn.
- Tiền cho lính bị thương xuất ngũ còn thê thảm hơn. Lính xuất ngủ sau chiến tranh được lãnh 30 tệ tiền xương máu.
- Nói chung có nhận định rằng cuộc chiến tranh đó: cái gọi là “Chiến tranh phản kích tự vệ chống Việt Nam” khiến mấy vạn người đổ máu hy sinh đó, về đối ngoại là để giải cứu “người anh em Khmer Đỏ”, về đối nội là để cho Đặng Tiểu Bình nắm quyền chỉ huy quân đội và thiết lập uy quyền tuyệt đối tại Trung Quốc.
Cũng có thể nói rằng, sau năm 1949, Trung Quốc đã tiến hành 4 cuộc chiến tranh với bên ngoài là Chiến tranh Triều Tiên, Chiến tranh biên giới Trung – Ấn, Chiến tranh biên giới Trung – Xô và “Chiến tranh phản kích tự vệ chống Việt Nam” – Thì “Chiến tranh phản kích tự vệ chống Việt Nam” là cuộc chiến đánh kém cỏi, ngu xuẩn nhất.
Mục đích quân sự của cuộc chiến tranh đó là viện trợ chính quyền Khmer Đỏ ở Campuchia, buộc Việt Nam rút quân khỏi Campuchia. Mục đích chính trị là dạy cho chính phủ Việt Nam thân Liên Xô một bài học. Đặng Tiểu Bình khi đó đang là Phó chủ tịch Quân ủy cũng có mục đích riêng của mình, đó là kiểm tra xem liệu mình có thể huy động quân đội được hay không, vì ông ta đã quyết định sẽ thay thế Hoa Quốc Phong, trở thành người lãnh đạo tối cao.
Ngày 17.2.1979, quân đội phát động cuộc tập kích bất ngờ Việt Nam trên mặt trận dài 1200 cây số. Việt Nam có thể nói là hoàn toàn bất ngờ bị đàn anh đánh bất thần. Họ không ngờ lực lượng Trung Quốc đông, hỏa lực mạnh như thế. Lực lượng đối kháng chính diện của Việt Nam chí có 4 sư đoàn gồm các sư đoàn 3, 346, 316A và 345, cùng một số đơn vị bộ đội địa phương.
Sau khi khai chiến, quân đội Trung Quốc ngày 20.2 chiếm được thị xã Lào Cai, ngày 23.2 chiếm được thị trấn Đồng Đăng ở cửa ngõ Lạng Sơn; ngày 25.2 chiếm được thị xã Cao Bằng; ngày 4.3 thì chiếm được thị xã Lạng Sơn. Chính phủ Việt Nam ra lệnh Tổng động viên, ngày 5.3, Trung Quốc ra tuyên bố rút quân; đến ngày 16.3 thì hoàn thành hành động rút quân, cuộc chiến tranh này kết thúc.
Cuộc chiến tranh này cực kỳ ác liệt, thê thảm, nói máu chảy thành sông cũng không phải là quá, quân Việt Nam chống cự ngoan cường vượt quá dự kiến của quân đội Trung Quốc. Cuộc chiến diễn ra ác liệt, thê thảm như thế do mấy nguyên nhân sau:
- Trung Quốc dùng “chiến thuật biển người” để xung phong đánh trận địa đối phương, so với người Việt Nam đã được rèn luyện qua binh lửa chiến tranh thì kém xa. Lâu ngày sống trong hòa bình, ít được huấn luyện quân sự, chiến sĩ không biết đánh nhau, sĩ quan không biết chỉ huy, lại thiếu sự huấn luyện đánh rừng núi và đánh ban đêm; bộ đội tăng, thiết giáp và bộ binh không thể tác chiến hiệp đồng, vì thế đã phải trả giá rất lớn.
- Quân đội Trung Quốc sử dụng đơn vị cơ giới hóa thọc sâu bao vây, nhưng quên rằng phía Bắc Việt Nam toàn là vùng núi và rừng rậm nhiệt đới, không lợi cho tác chiến tăng, thiết giáp. Quân Việt Nam được trang bị vũ khí chống tăng của Liên Xô và những loại thu được của Mỹ, dễ dàng hạ gục xe tăng của quân đội Trung Quốc. Có xe tăng khi đột kích, bộ binh chạy theo không kịp, xe tăng tổn thất rất lớn, có tới hơn 200 xe tăng bị phá hủy.
- Đánh giá không đầy đủ về ý chí chiến đấu của người Việt Nam nên bị hố to. Từ đó Trung Quốc đưa ra chủ trương bắn hết, giết hết đối với binh sĩ và dân thường Việt Nam. Thật là man rợ. Bị đánh đau, thua đau và thương vong quá lớn, quân đội Trung Quốc tàn sát dân thường Việt Nam điên cuồng chưa từng thấy trong lịch sử.
Quan sát cuộc chiến tranh này, bộ trường quốc phòng Đài Loan lúc đó nói rằng “Cứ xem cách quân đội Đại Lục đánh Việt Nam thì việc chúng ta bảo vệ Đài Loan không thành vấn đề!”.
Sau chiến tranh, Đặng Tiểu Bình đã thành công chiếm được đại quyền lãnh đạo đảng, chính quyền, quân đội và ông ta đã biến biên giới Trung Việt thành bãi luyện binh, các quân đoàn chủ lực thay nhau ra mặt trận. Trên thế giới liệu có mấy quốc gia coi chiến tranh thành bãi luyện binh? Chẳng khác nào trò chơi!
Ls Lê Đức Minh